THỪA KẾ VĂN BẰNG BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Thừa kế Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong các quyền tài sản được quy định tại Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, quyền sở hữu công nghiệp là một loại tài sản đặc biệt và việc thừa kế từ chủ sở hữu cũ là rất phức tạp. Sau đây, công ty luật Mai Sơn xin đưa ra các thông tin về thừa kế Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 (sau đây gọi là Luật SHTT);
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Khái quát chung về thừa kế quyền sở hữu công nghiệp

Thừa kế tài sản là quyền sở hữu công nghiệp là việc một hoặc một số người thừa kế được thừa hưởng quyền chủ sở hữu cũ để lại và trở thành chủ sở hữu mới đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm: Nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh.

Thừa kế quyền sở hữu trí tuệ nói chung hay quyền sở hữu công nghiệp nói riêng là thừa kế một số quyền tài sản và quyền nhân thân có liên quan đến tác giả là chủ sở hữu tài sản quyền sở hữu trí tuệ có di sản để lại thừa kế.

Quyền nhân thân về nguyên tắc là luôn gắn liền với tác giả – người sáng tạo ra tác phẩm và không được chuyển giao cho người khác. Tuy nhiên, việc công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật SHTT là quyền duy nhất của quyền nhân thân được phép chuyển giao cho người khác và thừa kế cho những người thừa kế của họ.

Hồ sơ sửa đổi văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thủ tục thừa kế quyền sở hữu công nghiệp.

  • Tờ khai sửa đổi văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 06 Phụ lục II Nghị định 65/2023;
  • Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Biên bản khai nhận di sản thừa kế;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • Giấy uỷ quyền (nếu hồ sơ được nộp thông qua Công ty Luật Mai Sơn).

Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Chủ văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ theo quy định trên.

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ cho khách hàng.

  • Trường hợp hồ sơ yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ lên Công báo sở hữu công nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ có thiếu sót hoặc không hợp lệ: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận việc sửa đổi, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để khách hàng sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối.

Kết thúc thời hạn nêu trên, nếu khách hàng không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng, thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ.

Dịch vụ của Luật Mai Sơn về thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ;
  • Soạn thảo hồ sơ sửa đổi văn bằng bảo hộ;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ.

Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Mai Sơn để được tư vấn!