ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY PHẦN MỀM

Điều kiện thành lập công ty phần mềm

Hiện nay, lĩnh vực phần mềm điện tử đang phát triển rất mạnh mẽ tại các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, thị trường lớn và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng chính là tiền đề thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm đến việc thành lập các công ty phần mềm. Sau đây, Luật Mai Sơn xin tổng hợp các quy định pháp luật về điều kiện thành lập công ty phần mềm tại Việt Nam.

Cơ sở pháp lý

  • Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO;
  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Luật Công nghệ thông tin năm 2006, sửa đổi bổ sung 2017;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 31/2015/NĐ-CP ngày 26/03/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
  • Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

  • Đối với dịch vụ phần mềm, Việt Nam đã cam kết tại Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ trong WTO với các mã CPC 841 – 845 và CPC 849 (Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan). Theo đó, đối với phương thức cung ứng qua biên giới và tiêu dùng ở nước ngoài, dịch vụ này không bị hạn chế ở Việt Nam.
  • Đối với hình thức hiện diện thương mại, điều kiện bao gồm:
  • Trong vòng 2 năm kể từ ngày gia nhập WTO, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Sau năm 2009, cho phép người nước ngoài thành lập chi nhánh và trưởng chi chánh phải là người thường trú tại Việt Nam.
  • Về hình thức đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể tiến hành thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài dưới 2 hình thức:
  • Đầu tư trực tiếp: Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn nước ngoài, không giới hạn phần trăm số vốn. Hình thức này phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020;
  • Đầu tư gián tiếp: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế có kinh doanh dịch vụ phần mềm. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp theo hình thức này được quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư 2020.

Điều kiện thành lập công ty phần mềm đối với công ty có vốn Việt Nam

Nhìn chung, sản xuất, kinh doanh phần mềm không phải lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, việc tiến hành thành lập công ty phần mềm sẽ không quá phức tạp, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện về tiến hành đăng ký kinh doanh.

Điều kiện về việc đăng ký kinh doanh phù hợp

Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực phần mềm, một số mã ngành nghề có thể đăng ký kinh doanh gồm:

  • Mã ngành 6201: Lập trình máy vi tính;
  • Mã ngành 6202: Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính;
  • Mã ngành 6209: Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính;
  • Mã ngành 6311: Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan;
  • Mã ngành 4741: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh;
  • Mã ngành 631: Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan; cổng thông tin.

Nếu kinh doanh ngành nghề liên quan đến phần mềm, thiết bị ngụy trang, ghi âm, định vị, ghi hình thì doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện về an ninh, trật tự mới được phép đi vào kinh doanh.

Điều kiện về tên công ty

  • Tên của công ty phải bảo đảm ít nhất có hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng công ty;
  • Tên của công ty có thể là tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. Nếu tên bằng tiếng nước ngoài thì biển tên phải được in nhỏ hơn tên tiếng Việt tại trụ sở, các chi nhánh, địa điểm kinh doanh và trên các giấy tờ giao dịch, tài liệu, ấn phẩm do công ty phát hành;
  • Tên công ty không được trùng hay dễ gây nhầm lẫn với các công ty đã được đăng ký trên cổng đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

Điều kiện về địa chỉ hoạt động kinh doanh

  • Doanh nghiệp phải có địa chỉ hoạt động kinh doanh hợp pháp. Tức là có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp lệ, có hợp đồng thuê đất, thuê trụ sở, văn phòng đúng quy định;
  • Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…rõ ràng, chính xác;
  • Không sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty phần mềm.

Điều kiện về chủ sở hữu doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ năng lực dân sự, sức khỏe và là công dân hợp pháp, không thuộc các đối tượng bị hạn chế thành lập doanh nghiệp phần mềm.

Điều kiện về thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) với lộ trình như sau:

  • Từ năm thứ 1 đến năm thứ 4: Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Từ năm thứ 5 đến năm thứ 13 (9 năm tiếp theo): Được giảm 50% thuế TNDN với thuế suất 10% (Nộp 5%);
  • Từ năm 14 đến năm 15 (thuế suất 10% trong 15 năm): Thuế suất 10%;
  • Từ năm 16 trở đi: Nộp thuế TNDN bình thường.

Lưu ý: Doanh nghiệp kinh doanh mua bán phần mềm thì không được áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nêu trên.

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm luật là đối tượng không chịu thuế VAT. Vì vậy, doanh nghiệp phần mềm không phải chịu thuế này.

Thủ tục thành lập công ty phần mềm vốn Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị và nộp bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Chủ sở hữu tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm

  • Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần); Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);
  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.

Bước 2: Công bố nội dung thông tin doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố gồm

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tin cụ thể về ngành, nghề kinh doanh;
  • Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
  • Phí công bố: Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Mức lệ phí công bố là 100.000 đồng theo qui định tại Thông tư 47/2019/TT-BCT.

Bước 3: Khắc dấu của doanh nghiệp

  • Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
  • Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp;
  • Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và được tư vấn chi tiết về Điều kiện thành lập công ty phần mềm, xin vui lòng liên hệ công ty luật Mai Sơn để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!