NÊN LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO KHI KHỞI NGHIỆP
Thành lập doanh nghiệp là một quyết định mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu nhược điểm riêng, vậy nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập? là câu hỏi kinh điển của phần lớn các tổ chức, cá nhân trong buổi đầu khởi nhiệp. Bởi lẽ, một khi đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào thì đồng nghĩa với việc quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sẽ gắn liền với loại hình doanh nghiệp đó.
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 các loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH và công ty cổ phần.
Luật về tổ chức và Thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện có Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư. Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.
Khi lựa chọn lọai hình doanh nghiệp bạn có thể cân nhắc các yếu tố như: thủ tục thành lập, chi phí thực hiện và cách thức quản trị doanh nghiệp; Có tư cách pháp nhân hay không, trách nhiệm về tài sản của chủ sở hữu; số lượng thành viên, tên doanH nghiệp dự kiến thành lập; Cơ cấu tổ chức; Khả năng chuyển nhượng và huy động vốn của doanh nghiệp; Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần
Là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 3 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng thành viên tối đa. Các thành viên góp vốn vào công ty cổ phần gọi là các cổ đông và vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.
+ Ưu điểm:
– Có tư cách pháp nhân, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều này giúp hạn chế rủi ro cho các cổ đông khi góp vốn khi đầu tư vào công ty.
– Trong tất cả các loại hình doanh nghiệp thì chỉ có công ty cổ phần là có quyền phát hành chứng khoán nên khả năng huy động vốn là rất lớn. Với tiềm lực kinh tế mạnh thì việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề của loại hình công ty này trở nên rất dễ dàng giúp cho các nhà đầu tư sinh lời nhanh chóng.
– Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp cũng rất dễ dàng nên phạm vi đối tượng được tham gia vào công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả cán bộ công chức nhà nước cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
+ Nhược điểm:
– Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn những loại hình khác.
– Việc quản lý điều hành phức tạp do số lượng cổ đông không hạn chế; có thể có sự phân hoá thành nhiều nhóm đối kháng lợi ích.
– Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần không chỉ tốn kém mà còn phức tạp hơn so với các loại hình công ty khác do bị kiểm soát chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về vấn đề kế toán, thuế.
– Khả năng bảo mật trong kinh doanh và tình hình tài chính của công ty bị hạn chế do phải công khai báo cáo với các cổ đông.
– Quyền của những người điều hành (tổng giám đốc, giám đốc,…) trong công ty cổ phần bị hạn chế trong một số trường hợp phải được sự thông qua của Hội đồng cổ đông
- Công ty TNHH một thành viên
Loại hình doanh nghiệp này có một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Toàn bộ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ do chủ sở hữu chịu trách nhiệm.
+ Ưu điểm:
– Một sở hữu, toàn quyền quyết định
– Có tư cách pháp nhân
– chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản (chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh).
+ Nhược điểm:
– Chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ số vốn cho người khác.
– Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật
– Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền phát hành cổ phiếu
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất từ 2 cá nhân hoặc 2 tổ chức trở lên làm chủ sở hữu nhưng không được vượt quá 50 thành viên.
+ Ưu điểm:
– Số lượng thành viên không nhiều (2-50), quản lý điều hành không phức tạp
– Có tư cách pháp nhân nên có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân vì vậy các thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào doanh nghiệp, điều này sẽ hạn chế rủi ro cho các thành viên góp vốn khi đầu tư vào công ty.
– Thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn
– Thàn viên công ty muốn chuyển nhượng vốn thì quyền ưu tiên mua sẽ dành cho các thành viên còn lại trong công ty. Trong thời hạn 30 ngày nếu không có thành viên nào trong công ty mua thì thành viên đó mới có quyền chuyển nhượng cho cá nhân hoặc tổ chức khác. Đây là quyền lợi rất lớn dành cho các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn vì sẽ hạn chế tối đa khả năng thâu tóm công ty của các cá nhân/tổ chức bên ngoài.
+ Nhược điểm:
-Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn so với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
– Bị hạn chế huy động vốn do không có quyền phát hành cổ phiếu
Vì những ưu điểm vượt trội so với doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh nên loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là sự lựa chọn an toàn, phổ biến nhất hiện nay.
Ngoài những loại hình doanh nghiệp trên thì còn có một số loại hình khác như Doanh nghiệp có vốn nhà nước, Công ty liên doanh và Hợp tác xã. Tuy nhiên những loại hình này không phổ biến hoặc để thành lập được cần có các điều kiện nhất định.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì, xin vui lòng liên hệ:
-Luật sư Vũ Hoàng Long
-SĐT: 094.176.2609
-Mail: luatmaison.info@gmail.com
https://luatmaison.com/mo-thanh-lap-cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien/
https://luatmaison.com/mo-thanh-lap-cong-ty-tnhh-hai-thanh-vien-tro-len/