ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI THÁI LAN

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Thái Lan

Kiểu dáng công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc định dạng và phân biệt hàng hóa tại thị trường Thái Lan, một thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng. Trong bài viết sau đây của Luật Mai Sơn, chúng tôi sẽ trình bày khái quát dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Thái Lan.

Căn cứ pháp lý

  • Đạo luật Sáng chế Thái Lan năm 1999, BE 2522 được sửa đổi bởi Đạo luật Sáng chế (Số 2) BE 2535 và Đạo luật Sáng chế (Số 3) BE 2542.

Kiểu dáng công nghiệp tại Thái Lan được định nghĩa như thế nào?

Thiết kế (Design) là một hình thức sáng tạo dưới dạng hình thức vật chất bề ngoài của một sản phẩm hoặc một yếu tố cấu thành của thiết kế hoặc màu sắc của một thiết kế mà nó tạo ra sự khác biệt với các thiết kế được tạo ra trước đó.

Tương tự như cơ chế bào hộ ở Mỹ, kiểu dáng công nghiệp ở Thái Lan cũng được bảo hộ dưới dạng bằng độc quyền, với tên gọi là Bằng độc quyền sáng chế về thiết kế (Design patent), được điều chỉnh bởi Đạo luật Sáng chế. Đây là đối tượng có cơ chế bảo hộ tương tự kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam, chỉ khác nhau về tên gọi đối tượng và tên gọi văn bằng bảo hộ.

Trong số ba loại bằng sáng chế hiện có ở Thái Lan, việc bảo hộ bằng sáng chế kiểu dáng công nghiệp là dễ dàng nhất vì chi phí và thời gian đăng ký thấp hơn và phạm vi bảo hộ có thể được thiết lập dựa trên bản vẽ. Trong khi đó, thực tế phạm vi bảo hộ bằng sáng chế và giải pháp hữu ích rất khó xác định mà thường được được suy ra từ các yêu cầu bồi thường do luật sư đưa ra và được giải thích bởi các thẩm phán.

Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là tài liệu quan trọng do Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan (Department of Intellectual Property – DIP) cấp để bảo hộ cho những kiểu dáng công nghiệp phù hợp với điều kiện bảo hộ.

Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Thái Lan

Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Thái Lan trải qua các bước chính sau:

  • Nộp đơn: nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan (DPI) kèm theo phí nộp đơn chính thức vào ngày nộp đơn.
  • Thẩm định hình thức hay thẩm định sơ bộ đơn: diễn ra trong khoảng 6 tháng kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Yêu cầu bổ sung sửa đổi đơn đăng ký được người nộp đơn thực hiện trong vòng 90 ngày.
  • Công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp: yêu cầu thanh toán phí công bố trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo tương ứng (việc nộp muộn, nhưng không quá 120 ngày, sẽ phát sinh thêm phí). Trong vòng 90 ngày kể từ thời điểm thanh toán thành công, đơn sẽ được công bố. Các bên thứ ba có thể nộp đơn phản đối đơn đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày công bố.
  • Thẩm định nội dung: diễn ra trong vòng từ 6 đến 8 tháng kể từ ngày công bố kể từ ngày công bố bởi Phòng Sáng chế – DIP. Trường hợp cơ quan đăng ký có căn cứ và đã ra thông báo dự định từ chối đơn, người nộp đơn có thể phản đối quyết định trên trong vòng 60 ngày. Việc xem xét phản đối sẽ được diễn ra trong khoảng từ 10 – 18 tháng.
  • Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Người nộp đơn nộp phí cấp bằng trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
  • Cấp bằng kiểu dáng công nghiệp: trong vòng 15 ngày từ khi thanh toán thành công.

Như vậy, tổng thời gian thực hiện quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở Thái Lan là từ 16 đến 24 tháng. Tuy nhiên trên thực tế, thời gian này có thể dài hơn tùy vào khả năng xử lý hồ sơ của DIP và những khiếu nại, phản đối, bổ sung phát sinh trong quá trình xử lý hồ sơ.

Hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký Kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các tài liệu sau:

  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp: miêu tả rõ 7 mặt của thiết kế.
  • Chỉ dẫn sản phẩm mà kiểu dáng đó được sử dụng (khi bản mô tả không được rõ ràng).
  • Tóm tắt yêu cầu bảo hộ.
  • Tài liệu khác:
    • Bản sao hợp đồng chuyển nhượng nếu người nộp đơn không phải là người tạo ra kiểu dáng công nghiệp.
    • Bản sao lời tuyên bố có chữ ký về quyền của người nộp đơn nếu người nộp đơn là người tạo ra kiểu dáng công nghiệp.
    • Giấy ủy quyền có công chứng cho Đại diện Sở hữu công nghiệp tại Thái Lan (với người nộp đơn nước ngoài).
    • Bản sao chứng thực Đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên có hiệu lực trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn tại nước ngoài.

Note: Thời hạn muộn nhất nộp các tài liệu bổ sung trên là trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Ngôn ngữ: tiếng Thái.

Thời hạn bảo hộ

  • Từ năm 2020, thời hạn bảo hộ của bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ở Thái Lan được nâng lên thành 15 năm kể từ ngày nộp đơn (tăng 5 năm so với quy định trước đó), không thể gia hạn nhưng phải nộp phí duy trì (ở Việt Nam không phải nộp phí duy trì)

Lệ phí đăng ký

Theo dữ liệu được các đại điện sở hữu trí tuệ tại Thái Lan cung cấp, chúng tôi tổng hợp một số bảng giá tham khảo trung bình sau:

Dịch vụ Phí dịch vụ Lệ phí nhà nước
Nộp đơn kiểu dáng công nghiệp (Design Patent Application) 250 – 350 9
Chậm nộp hồ sơ chính thức (nếu có) 50 – 100 2
Yêu cầu quyền ưu tiên 100 – 140 2
Nộp hồ sơ khẩn cấp 60 – 100
Công bố 80 – 120 9
Tạm ngưng công bố 100 – 200 2
Phí cấp bằng 80 – 120 18

Đơn vị: USD

Lưu ý:

  • Bảng giá trên chưa bao gồm thuế VAT 7% tại Thái Lan.
  • Chưa bao gồm phí dịch tài liệu, phí kiểm tra độ chính xác của bản dịch ra tiếng Thái, dịch đặc tả sang tiếng Thái.

Một số câu hỏi liên quan đến đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Thái Lan

Thái Lan có sử dụng bảng phân loại kiểu dáng công nghiệp Locarno không?

Có. Mặc dù chưa là thành viên chính thức của Hiệp định này nhưng DIP vẫn sử dụng bẳng phân loại này từ năm 1990 để đăng ký tương tự tại Việt Nam.

Người Việt Nam có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Thái Lan bằng phương thức nào?

Đối với người nộp đơn nước ngoài, pháp luật Thái Lan cũng tương tự pháp luật Việt Nam quy định họ phải nộp đơn thông qua đại diện sở hữu trí tuệ đã đăng ký hợp pháp tại Thái Lan để tiến hành thủ tục nộp đơn.

Người nộp đơn sẽ tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại DPI chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các yêu cầu bảo hộ sở hữu công nghiệp. Các hình thức nộp đơn tại DPI hiện hành sử dụng:

  • Hệ thống E-Filing của DPI;
  • Nộp trực tiếp tại DPI.
  • Nộp đơn quốc tế qua hệ thống Lahay.

Lệ phí duy trì kiểu dáng công nghiệp tại Thái Lan được tính như thế nào?

Đây là điểm khác biệt so với văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam. Do được bảo hộ dựa trên cơ chế của sáng chế nên kiểu dáng công nghiệp ở Thái Lan cũng cần nộp phí để duy trì bảo hộ độc quyền.

Lệ phí duy trì ở Thái Lan được quy định như sau:

Năm Lệ phí duy trì Số tiền nộp chậm (thanh toán trong vòng 120 ngày sau khi kết thúc năm bảo hộ)
Năm thứ 5 14 18,6
Năm thứ 6 18,6 24,2
Năm thứ 7 27,2 35,3
Năm thứ 8 40 52
Năm thứ 9 57,2 74,3
Năm thứ 10 78,6 102,2
Thanh toán một lần 214,4

Đơn vị: USD

Tham khảo lệ phí cập nhật tại website của DIP:

https://www.ipthailand.go.th/en/design-patent-006.html

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Luật Mai Sơn

  • Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp tại Thái Lan;
  • Theo dõi tiến trình đăng ký tại Thái Lan;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi tại Thái Lan về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Tư vấn và thực hiện dịch vụ duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã được cấp tại Thái Lan;
  • Đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế bằng đơn Lahay chỉ định Thái Lan.

Quý khách có nhu cầu nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam hoặc nước ngoài, vui lòng liên hệ đến công ty luật Mai Sơn để được hỗ trợ hiệu quả nhất.