VIỆC GIẢM TIỀN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO TIÊU CHÍ NGÀNH NGHỀ VÀ ĐỊA BÀN ĐẦU TƯ KHÔNG ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NÀO?

Việc giảm tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo tiêu chí ngành nghề và địa bàn đầu tư không áp dụng đối với các dự án đầu tư nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau việc giảm tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo tiêu chí ngành nghề và địa bàn đầu tư không áp dụng đối với các dự án đầu tư nào? Câu hỏi của anh P.L.M đến từ TP.HCM.

Nhà đầu tư có được quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước được cung cấp thông tin về quy hoạch dự án đầu tư hay không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 NGhị định 31/2021/NĐ -CP  về trách nhiệm công bố và cung cấp thông tin về dự án đầu tư như sau:

Trách nhiệm công bố và cung cấp thông tin về dự án đầu tư

1. Cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, tài nguyên và môi trường, xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước khác có trách nhiệm công bố đầy đủ, công khai quy hoạch, danh mục dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cung cấp thông tin về quy hoạch, danh mục dự án đầu tư và các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư, các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin theo thẩm quyền cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư.

3. Nhà đầu tư có quyền sử dụng thông tin theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này để lập hồ sơ và thực hiện dự án đầu tư.

Như vậy, khi nhà đầu tư có yêu cầu cung cấp thông tin về quy hoạch, danh mục dự án đầu tư và các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư thì các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin theo thẩm quyền cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư.

Nghĩa vụ bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư được thực hiện dựa trên cơ sở nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 26  NGhị định 31/2021/NĐ -CP  về thủ tục bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư như sau:

Thủ tục bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư

1. Nghĩa vụ bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư. Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án đầu tư gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên dự án, mục tiêu, địa điểm, quy mô, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Biện pháp bảo đảm thực hiện dự án đầu tư (ký quỹ hoặc bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Nghị định này);

c) Số tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư được xác định theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

d) Thời điểm, thời hạn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này;

đ) Điều kiện hoàn trả, điều chỉnh, chấm dứt bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại khoản 9 Điều này;

e) Biện pháp xử lý trong trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này;

g) Các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm khác của các bên liên quan đến nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này;

h) Những nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái với quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Như vậy, nghĩa vụ bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của NGhị định 31/2021/NĐ -CP  được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư.

Việc giảm tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo tiêu chí ngành nghề và địa bàn đầu tư không áp dụng đối với các dự án đầu tư nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 26 NGhị định 31/2021/NĐ -CP  về thủ tục bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư như sau:

Thủ tục bảo đảm thực hiện dự án của nhà đầu tư

4. Trừ các dự án không được áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Đầu tư, nhà đầu tư được giảm tiền bảo đảm thực hiện dự án trong các trường hợp sau:

a) Giảm 25% đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này;

b) Giảm 50% đối với dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định này; dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 5 Điều 15  Luật đầu tư 2020 về hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư như sau:

Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư

5. Ưu đãi đầu tư quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;

b) Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền;

c) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Như vậy, việc giảm tiền bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo tiêu chí ngành nghề và địa bàn đầu tư không áp dụng đối với các dự án đầu tư sau:

– Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;

– Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền;

– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.