Để có thể tính và chích khấu hao tài sản cố định thì trước tiên công ty cần phải xác định thời gian mà công ty muốn khấu hao là bao nhiêu năm và sử dụng cách khấu hao nào.
Thời gian mà công ty muốn khấu hao tài sản cố định phải dựa vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Trường hợp thời gian trích khấu hao của công ty nhiều hơn thời gian quy định của Bộ Tài chính thì phần vượt chi phí quá thời gian quy định sẽ không được tính làm chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH KHẤU HAO
Có 3 phương pháp tính và trích khấu hao tài sản cố định, đó là:
- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng;
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh;
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Luật Mai Sơn xin phép chia sẻ phương pháp đơn giản nhất thôi mà phương pháp đơn giản nhất, đó là phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO THEO ĐƯỜNG THẲNG
Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng là một phương pháp khấu hao theo mức tính ổn định hàng năm nhất trong suốt thời gian sử dụng.
Công thức sẽ tính như sau:
Mức tính khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định/Thời gian tính khấu hao
Mức tính khấu hao hàng tháng = Mức tính khấu hao hàng năm/12
Ví dụ, bạn mua xe với giá trị 1 tỷ chưa bao gồm VAT. Thời gian khấu hao quy định của xe là từ 6 đến 10 năm. Công ty bạn chọn mức 10 năm, như vậy mức khấu hao sẽ bằng 1 tỷ chia cho 10 năm, tương đương với 100 triệu một năm và mức khấu hao một tháng sẽ bằng là 100 triệu chia cho 12 tháng tương đương với 8 triệu 3.
Vậy mỗi tháng công ty bạn sẽ được trích khấu hao là 8 triệu 3 một tháng hoặc là 100 triệu một năm và sẽ được đưa vào chi phí hợp lý của công ty.
Ngoài ra việc khấu hao này chỉ áp dụng đối với tài sản và chỉ được khấu hao vào chi phí hợp lý của công ty.
Phần thuế giá trị gia tăng đi kèm với tài sản sẽ không được thực hiện khấu hao từng lần mà có thể thực hiện khấu hao một lần duy nhất.





