TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM KHÔNG THỰC HIỆN THỦ TỤC THANH LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CÁC NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC THÌ BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước thì bị phạt như thế nào?

Tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước thì bị phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt là bao lâu? Đây là câu hỏi của anh T.H đến từ Khánh Hòa.

Tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước thì bị phạt như thế nào?

Tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước thì bị phạt theo điểm b khoản 2, điểm c khoản 4 Điều 19 Nghị định 122/2021/NĐ – CP như sau:

Vi phạm về thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

c) Buộc thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

Và căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ – CP  như sau:

Mức phạt tiền

2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy, tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước thì bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Buộc thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với hành vi vi phạm quy định trên.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước là bao lâu?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ – CP  như sau:

Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.

2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.

Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.

Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước là 01 năm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 77 Nghị định 122/2021/NĐ – CP  như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 74 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Và khoản 1 Điều 74 Nghị định 122/2021/NĐ – CP  quy định:

Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

Và theo Điều 78 Nghị định 122/2021/NĐ – CP  như sau:

Xác định thẩm quyền xử phạt

Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền tổ chức.

Theo đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối vi phạm hành chính tối đa 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tuy nhiên, tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước thì có thể bị phạt tiền cao nhất 100.000.000 đồng và buộc thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với hành vi vi phạm quy định trên.

Do đó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.