Thuế phải nộp sau khi thành lập công ty tại Hà Nội?

Thuế phải nộp sau khi thành lập công ty tại Hà Nội?

Hà Nội là trung tâm kinh tế chính chị và du lịch của các nước. Chính vị vậy mà tấc độ phát triển kinh tế cùng với đó là các hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là địa bàn đi đầu trong cả nước về tấc độ phát triển kinh tế cùng như các hoạt động thương mại. Và một trong những câu hỏi lớn cho các công ty muốn thực hiện kinh doanh tại Hà Nội là liên quan đến các loại thuế phải thực hiện sau khi thành lập công ty tại Hà Nội.

Các loại thuế phải thực hiện nghĩa vụ sau khi thành lập công ty tại Hà Nội?

Sau khi thành lập công ty bạn cần phải thực hiện các loại thuế sau đây: Phải thực hiện đăng ký thuế, nộp thuế môn bài (Thuế môn bài là 2.000.000 đồng cho công ty có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, 3.000.000 đồng cho công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, 1.000.000 đồng lệ phí môn bài cho chi nhánh, cho địa điểm kinh doanh. Ngoài ra bạn phải thực hiện các nghĩa vụ thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế khác.

1. Thuế môn bài:

Thuế môn bài là loại thuế kinh doanh của tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải nộp theo Pháp lệnh Thuế Công thương nghiệp 1983.

Hiện hành, thuật ngữ “thuế môn bài” không còn được sử dụng rộng rãi. Mà thay vào đó thuật ngữ “lệ phí môn bài” được dùng thay thế.

Các bậc thuế môn bài năm 2024

Căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài 2024 như sau:

– Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

2. Thuế giá trị gia tăng:

Thuế giá trị gia tăng là gì?
Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016), thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Trong đó, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.

(Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016))

Các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2023
(2.1) Mức thuế suất 0%

Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016) khi xuất khẩu, trừ các trường hợp sau đây:

– Chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;

– Dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài;

– Dịch vụ cấp tín dụng;

– Chuyển nhượng vốn;

– Dịch vụ tài chính phái sinh;

– Dịch vụ bưu chính, viễn thông;

– Sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 23 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016).

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ.

(Khoản 1 Điêu 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016))

(2.2) Mức thuế suất 5%

Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:

– Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

– Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;

– Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;

– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016);

– Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;

– Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016);

– Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;

– Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;

– Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

– Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;

– Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;

– Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại khoản 15 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016);

– Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định Luật khoa học và công nghệ 2013;

– Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở 2014.

(2.3) Các nhóm hàng hóa, dịch vụ thuế GTGT từ 8-10%.

 Theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP giảm thuế GTGT xuống 8% từ 01/02/2022. Theo đó, giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

– Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

– Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

– Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

– Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định trên được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập doanh nghiệp phải chịu thuế. Thuế TNDN bao gồm các khoản thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các loại thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.
  • Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
  • Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú.
  • Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Thuế thu nhập cá nhân:

Tại khoản 1 Điều 21 thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì:

“Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai  quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”

Như vậy công ty đóng thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên là bắt buộc. Ý nghĩa đóng thuế thu nhập cá nhân ở đây là công ty thực hiện kê khai và nộp thuế thay cho người lao động. Đóng thuế TNCN vẫn là nghĩa vụ của người lao động.

Trên đây là những loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp phải thực hiện nộp thuế sau khi thành lập doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ thuế minh bạch góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước thì các nhà đầu tư chủ doanh nghiệp cần biết và hiều cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ thuế khi tiến hành sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Tel: 0975852995.