Thủ tục và điều kiện thành lập công ty cổ phần tập đoàn mới nhất
Tập đoàn kinh tế hay công ty cổ phần là những hình thức doanh nghiệp được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Vậy công ty cổ phần tập đoàn là gì? Dịch vụ kế toán Mai Sơn sẽ tổng hợp chi tiết về những quy định về điều kiện thành lập công ty cổ phần tập đoàn mới nhất qua bài viết sau đây, cùng theo dõi nhé!
Công ty cổ phần tập đoàn là gì?
Đối với công ty cổ phần tập đoàn, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về loại hình công ty này. Tuy nhiên, theo điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tập đoàn kinh tế, tổng công ty như sau:
- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của công ty cổ phần Tập đoàn
Công ty cổ phần tập đoàn được xem là mẹ của những công ty khác nếu có những đặc điểm sau đây:
- Thường hoạt động dưới hình thức công ty mẹ, công ty con, công ty mẹ, công ty con có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ là cơ quan xem xét lựa chọn và đề nghị thành lập tập đoàn kinh tế. Việc thành lập đoàn kết kinh tế phải được thông qua bởi đề án thành lập và căn cứ trên quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, một công ty được xem là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc trong một số trường hợp sau:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế
Theo quy định cũ trước đây tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 69/2014/NĐ-CP: Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết; đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
Công ty cổ phần tập đoàn thường có quan hệ mẹ – con, tuy nhiên có không quá 3 cấp doanh nghiệp như sau:
- Công ty mẹ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp I) là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ quyền chi phối
- Công ty con của doanh nghiệp cấp I (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II) là doanh nghiệp do công ty mẹ nắm quyền chi phối
- Công ty con của doanh nghiệp cấp II (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp III) là doanh nghiệp do doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối
Điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thay thế Nghị định 47/2021/NĐ-CP, quy định về doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hay còn gọi là công ty cổ phần tập đoàn chỉ được xem xét thành lập khi đáp ứng đồng thời đủ các điều kiện sau:
- Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
- Đảm bảo đủ vốn điều lệ quy định tại Điều 5 Nghị định này.
- Có Hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 6 Nghị định này.
- Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
Một số câu hỏi thường gặp
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần tập đoàn bao gồm những gì?
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
Để thành lập công ty cổ phần tập đoàn cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị thành lập công ty cổ phần
- Điều lệ công ty cổ phần
- Danh sách cổ đông tham gia sáng lập công ty
- Bản sao một số loại giấy tờ sau đây:
- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cổ đông;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức và kèm theo một số giấy tờ cử người đại diện theo ủy quyền và giấy tờ chứng thực cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tiến hành nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp.
Hồ sơ được nộp tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian nhận kết quả hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ, ngược lại cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản đối với những hồ sơ chưa hợp lệ cần sửa đổi và bổ sung.
- Có được đặt tên công ty cổ phần có từ “tập đoàn” hay không?
Dựa theo quy định về Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, từ “tập đoàn” không thuộc những trường hợp bị cấm sử dụng khi đặt tên công ty. Vì vậy, trên thực tế vẫn có thể sử dụng từ này để đặt tên công ty trừ một số trường hợp doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn đối với những doanh nghiệp khác
Hy vọng với những điều kiện thành lập công ty cổ phần tập đoàn mà chúng tôi đã chia sẻ hữu ích đối với quý khách hàng. Nếu quý khách vẫn còn vướng mắc hoặc băn khoăn khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline sau đây để được hỗ trợ tư vấn!