Thời hạn ân hạn được hiểu là gì? Thời hạn ân hạn trong tín dụng đầu tư của Nhà nước do ai quyết định?
Thời hạn ân hạn là gì?
Thời hạn ân hạn được giải thích tại khoản 4 Điều 3 nghị định 32/2017/NĐ -CP thì thời hạn ân hạn là khoảng thời gian tính từ khi Ngân hàng Phát triển Việt Nam giải ngân vốn vay đến khi khách hàng bắt đầu trả nợ gốc được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Trong thời gian ân hạn, khách hàng chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.
Thời hạn ân hạn trong tín dụng đầu tư của Nhà nước do ai quyết định?
Thời hạn ân hạn trong tín dụng đầu tư của Nhà nước do ai quyết định, thì theo quy định tại Điều 11 nghị định 32/2017/NĐ -CP quy định về thời hạn ân hạn như sau:
Thời hạn ân hạn
Thời hạn ân hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định phù hợp với thời gian đầu tư, triển khai hoạt động và nguồn tiền trả nợ của khách hàng.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn ân hạn trong tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định phù hợp với thời gian đầu tư, triển khai hoạt động và nguồn tiền trả nợ của khách hàng.
Trong thời gian ân hạn của tín dụng đầu tư của Nhà nước thì khách hàng có nghĩa vụ như thế nào?
Trong thời gian ân hạn của tín dụng đầu tư của Nhà nước thì khách hàng có nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 nghị định 32/2017/NĐ -CP quy định về trả nợ vay như sau:
Trả nợ vay
1. Khách hàng có nghĩa vụ và trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đầy đủ và đúng hạn theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký.
2. Trong thời gian ân hạn, khách hàng chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký.
3. Kể từ ngày đến hạn trả nợ, khách hàng vay vốn không trả được nợ vay của kỳ hạn đó và không được Ngân hàng Phát triển Việt Nam điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ thì số nợ gốc đến hạn nhưng chưa trả phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì trong thời gian ân hạn của tín dụng đầu tư của Nhà nước thì khách hàng chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký.
Đồng tiền cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước được quy định như thế nào?
Đồng tiền cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 10 nghị định 32/2017/NĐ -CP quy định về đồng tiền cho vay như sau:
Đồng tiền cho vay
1. Đồng tiền cho vay và thu hồi nợ là đồng Việt Nam.
2. Đối với các dự án ODA, dự án cho vay từ nguồn vốn vay nước ngoài, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được cho vay và thu hồi nợ bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về cơ chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì đồng tiền cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là đồng Việt Nam.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm gì đối với tín dụng đầu tư của Nhà nước?
Đối với tín dụng đầu tư của Nhà nước, thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam có các trách nhiệm được quy định tại Điều 23 nghị định 32/2017/NĐ -CP như sau:
– Xây dựng kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước hàng năm và trung hạn báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Tổ chức thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước theo đúng quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật.
– Định kỳ hàng quý xác định và công bố lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định tại Nghị định này.
– Ban hành quy chế cho vay và các quy định liên quan triển khai hoạt động tín dụng đầu tư Nhà nước.
– Thẩm định và chịu trách nhiệm về quyết định cho vay, thu hồi nợ gốc, nợ lãi của các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
– Kiểm tra, giám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn vay để đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
– Thu nợ gốc và lãi vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
– Xử lý rủi ro theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và minh bạch trong các đề xuất xử lý rủi ro lên các cơ quan thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Báo cáo các cơ quan có thẩm quyền các nội dung liên quan đến việc thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước.