THIỆT HẠI VỀ TINH THẦN DO HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được hiểu như thế nào?

Cho tôi hỏi thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được hiểu như thế nào? Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những nội dung gì? Câu hỏi của chị Tiên từ Phan Thiết.

Thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được hiểu như thế nào?

Căn cứ Điều 70  Nghị định 17/2023/NĐ – CP quy định thiệt hại về tinh thần như sau:

Thiệt hại về tinh thần

Thiệt hại về tinh thần là các tổn hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn hại khác về tinh thần gây ra cho tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan do quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm dẫn đến bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, uy tín, danh tiếng, lòng tin vì bị hiểu nhầm, thời gian chịu đựng tổn thất, mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm và đến mức cá nhân, tổ chức vi phạm phải xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần.

Như vậy, thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được hiểu là các tổn hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn hại khác về tinh thần gây ra cho tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan do quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm.

Hành vi này dẫn đến tổn hại về danh dự, nhân phẩm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, uy tín, danh tiếng, lòng tin vì bị hiểu nhầm, thời gian chịu đựng tổn thất, mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm và đến mức cá nhân, tổ chức vi phạm phải xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần.

 

Ảnh chụp đối tượng bị xem xét có được coi là chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan không?

Căn cứ khoản 1 Điều 78 Nghị định 17/2023/NĐ – CP  quy định về chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

Chứng cứ chứng minh xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm:

a) Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan);

b) Tài liệu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi âm, ghi hình đối tượng bị xem xét;

c) Bản giải trình, so sánh giữa đối tượng bị xem xét với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;

d) Biên bản, lời khai, vi bằng, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.

2. Tài liệu, hiện vật quy định tại khoản 1 Điều này phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.

Như vậy, theo quy định thì ảnh chụp đối tượng bị xem xét được coi là chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 75 Nghị định 17/2023/NĐ – CP  quy định về đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;

c) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;

d) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân bị nghi ngờ là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;

đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);

e) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

g) Thông tin tóm tắt về quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm: Loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;

h) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: Ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm, hành vi xâm phạm; địa chỉ trang web, đường link đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet và các thông tin khác (nếu có).

i) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý hành vi xâm phạm;

k) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;

l) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).

Như vậy, theo quy định, đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

(1) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

(2) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;

(3) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;

(4) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm;

Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân bị nghi ngờ là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;

(5) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);

(6) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

(7) Thông tin tóm tắt về quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm: Loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;

(8) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm:

– Ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm, hành vi xâm phạm;

– Địa chỉ trang web, đường link đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet và các thông tin khác (nếu có).

(9) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý hành vi xâm phạm;

(10) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;

(11) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).