Thành lập công ty sản xuất phim
Với kinh nghiệm gần 20 năm hoạt động, Công ty Luật Mai Sơn tự hào là hãng luật có uy tín và năng lực hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp, trong đó đầu tiên là hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty. Chúng tôi thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật, các thủ tục pháp lý liên quan để hỗ trợ về trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty sản xuất phim.
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
- Luật Điện ảnh 2022;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Những điều cần lưu ý khi thành lập công ty sản xuất phim
Ngành nghề đăng ký
Ngoài ngành sản xuất phim, công ty còn có thể đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, trong lĩnh vực điện ảnh ngành phát hành phim và phổ biến phim là ngành kinh doanh có điều kiện. Chỉ có ngành sản xuất phim là không còn điều kiện kinh doanh kể từ ngày 1/1/2021 theo quy định tại Luật Đầu tư 2020. Doanh nghiệp có thể đăng ký không hạn chế các ngành kinh doanh khác ngoài lĩnh vực điện ảnh tuỳ theo ý tưởng và nguyện vọng của mình
Vốn điều lệ
Do ngành sản xuất phim không còn là ngành kinh doanh có điều kiện nên không bị ràng buộc về vốn của công ty (trước đây yêu cầu vốn pháp định 1 tỷ đồng). Vì vậy, doanh nghiệp có thể đăng ký với số vốn mà mình dự kiến đầu tư. Doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài hàng năm theo mức vốn đăng ký. Theo đó, nếu vốn từ 10 tỷ trở xuống thì lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm và vốn trên 10 tỷ thì môn bài là 3.000.000 đồng/năm. Riêng năm đầu thành lập thì doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài.
Mã ngành nghề của công ty kinh doanh sản xuất phim
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1. | Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
Chi tiết: Bán lẻ tranh, ảnh và các tác phẩm nghệ thuật khác (trừ đồ cổ) trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ máy ảnh, phim ảnh và vật liệu ảnh trong các cửa hàng chuyên doanh;
|
4773 |
2. | Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình. Chi tiết:
(Luật Điện ảnh 2022) Loại trừ: Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình, truyền hình thời sự – chính trị. |
5911 |
3. | Hoạt động hậu kỳ. | 5912 |
4. | Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
Chi tiết: Phát hành phim, băng video, đĩa DVD-s và các sản phẩm tương tự cho các sân khấu phim điện ảnh, mạng lưới và trạm truyền hình, các rạp chiếu bóng; – Dịch vụ tư vấn cấp bản quyền phát hành phim, băng video, đĩa DVD. (Luật Điện ảnh 2022). Loại trừ: Hoạt động phát hành chương trình truyền hình, truyền hình thời sự – chính trị. |
5913 |
5. | Hoạt động chiếu phim
(Luật Điện ảnh 2022; Thông tư số 16/2013/TT-BVHTTDL ngày 25/12/2013 ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rạp chiếu phim) |
5914 |
6. | Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc. Chi tiết
Hoạt động ghi âm |
5920 |
7. | Hoạt động truyền hình
Chi tiết: Cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (Điều 12 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình) (Loại trừ hoạt động phát thanh) |
6021 |
8. | Lập trình máy vi tính | 6201 |
9. | Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính | 6202 |
10. | Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính
Chi tiết: khắc phục các sự cố máy vi tính và cài đặt phần mềm. |
6209 |
11. | Cổng thông tin
(trừ hoạt động báo chí) |
6312 |
12. | Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: – Các dịch vụ thông tin qua điện thoại; – Các dịch vụ tìm kiếm thông tin thông qua hợp đồng hay trên cơ sở phí; |
6399 |
Thủ tục thành lập công ty sản xuất phim được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất phim gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản dự thảo Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
- Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
- Giấy ủy quyền cho công ty luật Mai Sơn
Lưu ý: Công ty luật Mai Sơn sẽ tư vấn các tài liệu cần thiết trong hồ sơ đối với từng trường hợp công ty cụ thể và thực hiện soạn thảo hồ sơ đầy đủ khi Qúy khách hàng sử dụng dịch vụ của Công ty luật Mai Sơn
Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư: Nếu doanh nghiệp không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc thông báo không đúng thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Bước 3: Khắc con dấu của doanh nghiệp
Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Luật Mai Sơn sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Năm 2023, doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây.
Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty xin vui lòng liên hệ Công ty luật Mai Sơn để được hỗ trợ tốt nhất!