Thành lập công ty sản xuất nhôm kính
Thị trường nhôm kính là một trong những ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó, nhu cầu sử dụng nhôm kính trong xây dựng và sản xuất đã tăng lên đáng kể, thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất nhôm kính. Trong bài viết này, hãy cùng Công ty luật Mai Sơn tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thành lập công ty sản xuất nhôm kính.
Cơ sở pháp lý
- Biểu cam kết WTO của Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Luật Đầu tư 2020;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống kinh tế Việt Nam.
Công ty sản xuất nhôm kính là gì?
Công ty sản xuất nhôm kính là một loại hình doanh nghiệp chuyên sản xuất, thi công, lắp đặt nhôm kính cho các công trình như cánh cửa, tủ, tủ bếp,… hoặc theo mong muốn của khách hàng.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, các loại hình công ty nhôm kính có thể thành lập là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Điều kiện thành lập công ty sản xuất nhôm kính
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Sản xuất nhôm kính thuộc trường hợp kinh doanh dịch vụ liên quan đến sản xuất (CPC 884 và CPC 885) thì Việt Nam không hạn chế nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty về sản xuất nhôm kính 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện về chủ thể thành lập
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020, tổ chức cá nhân muốn thành lập phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia công ty.
Ngoài ra, tổ chức và cá nhân được thành lập, quản lý kinh doanh nhôm kính, trừ một số trường hợp quy định cụ thể tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ này, Quý khách hàng có thể kê khai, đăng ký một trong các ngành, nghề theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống kinh tế Việt Nam.
Thông thường mã ngành chính đối với công ty sản xuất nhôm kính khi đăng ký là:
2599: Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Sản xuất nhôm kính các loại, các loại cửa cuốn, cửa sắt, cửa inox, cửa kéo).
Điều kiện về tên công ty
Theo quy định tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó; không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, xã hội… trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; hay cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Hồ sơ thành lập công ty sản xuất nhôm kính
Đối với doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam
Dựa theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ thành lập công ty của doanh nghiệp sản xuất nhôm kính không có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Điều lệ công ty;
- Tờ khai đăng ký doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Bản sao chứng thực Căn cước công dân/ Hộ chiếu của các thành viên, người đại diện theo pháp luật và người ủy quyền nộp hồ sơ (có thời hạn không quá 06 tháng);
- Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Mai Sơn thực hiện thủ tục.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Do có vốn đầu tư nước ngoài nên doanh nghiệp cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong đó, thành phần hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tương tự như doanh nghiệp trong nước và bổ sung thêm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao Xác nhận ngân hàng có số dư tương ứng với số tiền đầu tư;
- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất: Hợp đồng thuê bất động sản, sổ đỏ; quyết định xây dựng hoặc các tài liệu khác chứng minh về địa điểm thực hiện dự án;
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Mai Sơn thực hiện thủ tục.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sản xuất nhôm kính
Đối với doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác theo quy định, như đã được hướng dẫn. Các giấy tờ phải đảm bảo tính chính xác, minh bạch.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký
Khi hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở.
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là website: dangkykinhdoanhquamang.gov.vn, sử dụng tài khoản đăng ký hoặc chữ ký số điện tử.
Bước 3: Nhận thông báo kết quả
Sau thời gian từ 3 đến 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định chấp thuận.
Trong trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa hoặc bổ sung, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trước khi tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như doanh nghiệp trong nước, công ty cần tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tục bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ kế hoạch và Đầu tư
Bước 3: Bộ kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ cấp giấy phép
Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối với dự án đầu tư thuộc quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
- Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung thẩm địn
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nướ
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định để trình Chính phủ.
- Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hộ
- Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương.
Bước 4: Bộ kế hoạch và Đầu tư ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối bằng văn bản nêu rõ lý do.
Dịch vụ thành lập công ty của Luật Mai Sơn
- Tư vấn pháp luật về điều kiện, thủ tục thành lập công ty về sản xuất nhôm kính;
- Soạn thảo, hoàn thiện các hồ sơ và trực tiếp làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
- Theo dõi hồ sơ thành lập công ty nhôm kính và bổ sung giấy tờ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền trong quá trình làm thủ tục;
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng;
- Hỗ trợ tư vấn pháp lý thường xuyên sau khi thành lập công ty về sản xuất nhôm kính.
Top công ty sản xuất nhôm kính nổi tiếng Hà Nội
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều công ty kinh doanh sản xuất nhôm kính. Dưới đây là một số công ty nổi bật tại khu vực Hà Nội:
- Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Phong Sơn;
- Công ty Cổ phần Hasky;
- Công ty Cổ phần BM Windows;
- Công ty TNHH một thành viên Tadaki Civro Aluminium Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn về thành lập công ty sản xuất nhôm kính. Nếu có nhu cầu thành lập hoặc cần tư vấn thêm thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Công ty luật Mai Sơn để được hỗ trợ sớm nhất.