Thành lập công ty phần mềm
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của của ngành công nghệ số đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm thay đổi và tác động rất lớn đến mọi mặt của con người. Cùng với sự thay đổi đó, nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm nhằm thúc đẩy, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của thế giới. Vậy, để thành lập công ty kinh doanh phần mềm cần thực hiện những thủ tục gì? Chính sách ưu đãi về thuế ra sao? Hãy cùng Luật Mai Sơn phân tích qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP;
- Nghị định 71/2007/NĐ-CP;
- Thông tư 219/2013/TT- BTC;
- Thông tư 78/2014/TT-BTC;
- Thông tư 13/2020/TT-BTTTT;
Về sản phẩm, dịch vụ phần mềm
Theo quy đinh tại Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP sản phẩm phần mềm và dịch vụ vụ phần mềm được quy định như sau:
- Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
- Dịch vụ phần mềmlà hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
Như vậy, đối tượng kinh doanh của các doanh nghiệp phần mềm là sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm.
Hoạt động kinh doanh của công ty phần mềm
- Sản xuất phần mềm.
- Kinh doanh phần mềm.
- Gia công phần mềm.
Thủ tục thành lập công ty phần mềm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế Hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Bước 3: Nhận kết quả tại Sở kế Hoạch và Đầu tư
Bước 4: Khắc dấu công ty và thực hiện một số thủ tục sau thành lập.
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh phần mềm
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần kèm theo giấy tờ sau:
- Nếu cá nhân tham gia góp vốn: bản sao hợp lệ CMND căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
- Nếu tổ chức tham gia góp vốn: quyết định tham gia góp vốn và quyết định bổ nhiệm người quản lý vốn góp, bản sao giấy đăng ký doanh nghiệp, bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện quản lý phần vốn góp.
Mã ngành nghề công ty kinh doanh phần mềm
Như mọi doanh nghiệp khác, để kinh doanh để kinh doanh phần mềm doanh nghiệp cũng phải đăng ký theo quy định. Doanh nghiệp có thể đăng ký một số ngành nghề kinh doanh sau:
STT | Ngành nghề kinh doanh | Mã ngành |
1. | Sao chép bản ghi các loại
(Loại nhà nước không cấm) |
1820 |
2. | Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm | 4651 |
3. | Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh | 4741 |
4. | Xuất bản phần mềm | 5820 |
5. | Lập trình máy vi tính | 6201 |
6. | Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính | 6202 |
7. | Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính | 6209 |
8. | Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan | 6311 |
9. | Cổng thông tin | 6312 |
Các chính sách về thuế áp dụng với công ty kinh doanh phầm mềm
Chính sách ưu đãi về thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phần mềm.
Nhằm triển khai chính sách khuyến khích phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ vào đời sống, phần mềm (không phân biệt là sản xuất hay kinh doanh) doanh nghiệp phần mềm không phải chịu thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu.
Chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp đối doanh nghiệp hoạt động sản xuất phần mềm
Đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi thành lập như sau:
- Từ năm 1 đến năm 4: Được miễn thuế TNDN.
- Từ năm 5 đến năm 13 (9 năm tiếp theo): Được giảm 50% thuế TNDN với thuế suất 10% (Nộp 5%).
- Từ năm 14 đến năm 15: (thuế suất 10% trong 15 năm)Thuế suất 10%.
- Từ năm 16 trở đi: Nộp thuế TNDN bình thường.
Lưu ý: Doanh nghiệp kinh doanh mua bán phần mềm thì không được áp dụng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nêu trên.
Thuế Giá trị gia tăng (VAT) đối với công ty kinh doanh phần mềm
Căn cứ Điều 4 hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) thì: Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật là đối tượng không chịu thuế VAT.
Một số câu hỏi liên quan
Thành lập công ty phần mềm có yêu cầu bằng cấp không?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì khi thành lập không yêu cầu thành viên, cổ đông công ty phải có bất kỳ bằng cấp gì.
Thành lập công ty phần mềm có được ưu đãi gì về thuế?
Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Nếu công ty sản xuất phần mềm được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về thuế giá trị gia tăng (VAT): Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật là đối tượng không chịu thuế VAT.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu hoặc cần được tư vấn pháp luật liên quan đến thành lập công ty phần mềm, xin vui lòng liên hệ công ty luật Mai Sơn để được hướng dẫn thêm!