Thành lập công ty kinh doanh xăng dầu
Xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu, là mặt hàng chiến lược và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, hoạt động kinh doanh xăng dầu ngày càng phát triển dẫn đến sự ra đời nhiều công ty kinh doanh xăng dầu. Sau đây, Luật Mai Sơn sẽ phân tích về thành lập công ty kinh doanh xăng dầu theo quy định pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020.
- Luật Đầu tư 2020.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Đầu tư.
- Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 80/2023/NĐ-CP.
Công ty kinh doanh xăng dầu là gì?
Theo Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 83/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP thì kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động:
- Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu;
- Sản xuất và pha chế xăng dầu;
- Phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;
- Dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
Công ty kinh doanh xăng dầu là công ty được thành lập để tiến hành kinh doanh xăng dầu như công ty đầu mối kinh doanh xăng dầu, công ty phân phối xăng dầu, công ty kinh doanh dịch vụ xăng dầu, công ty làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, công ty làm đại lý bán lẻ xăng dầu…
Khi thành lập, nhà đầu tư kinh doanh xăng dầu cần tiến hành những thủ tục pháp lý sau:
- Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
- Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh xăng dầu.
Ngành nghề kinh doanh xăng dầu theo pháp luật Việt Nam
Khi đăng ký kinh doanh xăng dầu, có thể đăng ký một số mã ngành nghề như sau:
STT | Tên ngành nghề | Mã ngành |
1. | Sửa chữa máy móc, thiết bị | 3312 |
2. | Lắp đặt hệ thống điện | 4321 |
3. | Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác (Trừ hoạt động đấu giá tài sản) |
4511 |
4. | Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống) | 4512 |
5. | Đại lý ô tô và xe có động cơ khác (Trừ hoạt động đấu giá tài sản) |
4513 |
6. | Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác | 4520 |
7. | Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác(Trừ hoạt động đấu giá tài sản) | 4530 |
8. | Bán mô tô, xe máy | 4541 |
9. | Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp | 4653 |
10. | Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác: – Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng;– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi) |
4659 |
11. | Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan: Bán buôn nhiên liệu, dầu mỡ nhờn, dầu bôi trơn | 4661 |
12. | Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng | 4663 |
13. | Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh: Bán lẻ dầu, mỡ bôi trơn và sản phẩm làm mát động cơ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác | 4730 |
14. | Vận tải hàng hóa bằng đường bộ | 4933 |
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam
Bước 1: Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
Công ty kinh doanh xăng dầu vốn đầu tư nước ngoài là công ty do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam (FDI). Vì là dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài nên trước khi tiến hành những thủ tục như thành lập doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thủ tục này được quy định tại Luật Đầu tư 2020 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Trình tự thực hiện
- Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, nhà đầu tư nộp Hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.
- Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Một trong những điều kiện kinh doanh xăng dầu là doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật. Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về loại hình doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Như vậy, có thể thành lập công ty kinh doanh xăng dầu dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm một số giấy tờ sau theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ pháp lý của tổ chức, cá nhân là thành viên/cổ đông công ty; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư.
- Giấy ủy quyền cho Luật Mai Sơn thực hiện thủ tục.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh ;
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Doanh nghiệp nộp phí và gửi Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Bước 6: Khắc dấu công ty
Hiện nay sau khi khắc dấu, công ty tự quản lý con dấu mà không phải thực hiện thủ tục đăng bố cáo con dấu như trước đây. Công ty có quyền khắc nhiều con dấu mà không có bất kỳ hạn chế nào. Các con dấu của doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo đồng nhất về mặt hình thức và có thông tin tên, mã số doanh nghiệp.
Bước 7: Tiến hành những thủ tục sau khi được cấp Giấy phép
- Treo biển tại trụ sở công ty;
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử;
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
- In và đặt in hóa đơn;
- Kê khai và nộp thuế môn bài.
Thủ tục xin Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty, cần tiến hành xin Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cụ thể theo nhu cầu kinh doanh theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
Các trường hợp xin Giấy phép
- Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (bao gồm các hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu) phải có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu;
- Thương nhân phân phối xăng dầu phải có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu;
- Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu phải có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu;
- Đại lý bán lẻ xăng dầu phải có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu.
- Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
Thẩm quyền
Sở Công thương có thẩm quyền cấp Giấy phép các loại giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho thương nhân có trụ sở chính trên địa bàn và có hệ thống từ hai (02) cửa hàng bán lẻ xăng dầu trở lên trên địa bàn một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho thương nhân có trụ sở chính trên địa bàn có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn một (01) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu trên địa bàn.
Bộ Công thương có thẩm quyền cấp Giấy phép các loại giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho thương nhân có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Một số công ty phổ biến
Hiện nay ở Việt Nam có một số công ty kinh doanh xăng dầu phổ biến như:
- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là công ty kinh doanh sản phẩm xăng dầu lớn nhất Việt Nam;
- Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội;
- Công ty Xăng dầu Bà Rịa – Vũng Tàu (Petrolimex Bariavungtau);
- Công ty Cổ Phần Petro Times.
Dịch vụ thành lập công ty của Luật Mai Sơn
- Tư vấn pháp luật về hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh xăng dầu, Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu;
- Soạn thảo văn bản, hồ sơ, Giấy tờ cho khách hàng theo quy định pháp luật;
- Đại điện cho khách hàng, tiến hành các thủ tục tại cơ quan nhà nước để được cấp Giấy phép;
- Tư vấn pháp lý thường xuyên sau khi được thành lập công ty kinh doanh xăng dầu.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thành lập công ty kinh doanh xăng dầu và các loại hình doanh nghiệp khác, vui lòng liên hệ đến công ty luật Mai Sơn để được hỗ trợ hiệu quả nhất!