THÀNH LẬP CÔNG TY FDI TRONG LĨNH VỰC SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

Thành lập công ty FDI trong lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa

Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Theo đó, Sở giao dịch hàng hóa sẽ cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những qui tắc giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường khi thành lập công ty FDI trong lĩnh vực Sở Giao dịch hàng hóa

Quy định tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP

Phụ lục NCM II-VN-32: Sàn giao dịch hàng hóa: Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến việc thành lập và quản lý sàn giao dịch hàng hóa.

Quy định của pháp luật Việt Nam

  • Nghị định số 51/2018/NĐ-CP ngày 09/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
  • Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy địnhdchi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.

Quy định về tỷ lệ của nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

  • Nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.
  • Nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam; mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam theo quy định sau:
  • Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam; mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam với tỷ lệ không quá 49% vốn điều lệ.
  • Nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa với tư cách khách hàng hoặc tham gia làm thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa (thành viên môi giới, thành viên kinh doanh) với tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế.
  • Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều kiện để thành lập Sở giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Vốn điều lệ từ một trăm năm mươi (150) tỷ đồng trở lên;
  • Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, cụ thể:
  • Hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng trong trường hợp hệ thống chính xảy ra sự cố;
  • Hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin dữ liệu trong trường hợp phát sinh sự cố;
  • Phần mềm ứng dụng phải thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
  • Hệ thống phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 05 năm;
  • Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng, nếu có.
  • Có Điều lệ hoạt động theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

  • Văn bản đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa;
  • 01 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Văn bản đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giải trình kinh tế kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, trụ sở hoạt động, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin kèm các tài liệu chứng minh;
  • Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
  • Biên bản thông qua dự thảo Điều lệ. Dự thảo Điều lệ hoạt động do người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa ký.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

Bộ Công Thương là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và chịu trách nhiệm thẩm tra các điều kiện và hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.

Trình tự cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa

  • Thương nhân gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Công Thương theo một trong ba cách: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử của Bộ Công Thương.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân sửa đổi, bổ sung.
  • Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm thẩm tra và cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa trường hợp thương nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty  có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ công ty luật Mai Sơn  để được hỗ trợ nhanh nhất và chuyên nghiệp nhất!