Thành lập công ty có vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài) tại Gia Lai
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam và là một tỉnh cao nguyên nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên (Gia Lai đứng thứ nhất về diện tích, đứng thứ 2 cả về dân số vùng Tây Nguyên), Việt Nam. Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Gia Lai đã tạo được những bước phát triển mới, từng bước chiếm một vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của Gia Lai, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế – xã hội cho tỉnh Gia Lai.
Những khu công nghiệp tại tỉnh Gia Lai nhà đâu tư có thể tham khảo để làm trụ sở kinh doanh hoặc nhà máy cơ sở sản xuất:
Các khu công nghiệp tỉnh Gia Lai :
1. Khu công nghiệp Trà Đa
2. Khu công nghiệp Tây Pleiku
3. Khu công nghiệp cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ)
Các Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 08 Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết:
1. Cụm CN tập trung huyện Chư Sê quy mô 51,5 ha;
2. Cụm CN – TTCN huyện Chư Păh quy mô 53,91 ha;
3. Cụm CN Diên Phú, thành phố Pleiku có quy mô 40 ha;
4. Cụm tiểu thủ công nghiệp huyện Ia Grai có quy mô 15 ha;
5. Cụm CN – TTCN huyện Kông Chro quy mô 15 ha;
6. Cụm tiểu thủ công nghiệp Ia Sao, thị xã Ayun Pa có quy mô 15 ha;
7. Cụm CN và TTCN huyện Mang Yang có quy mô 15 ha;
8. Cụm CN và TTCN huyện Mang xã Phú An, huyện Đăk Pơ có quy mô 15 ha.
Ngoài ra còn có 07 Cụm công nghiệp đang tiến hành khảo sát, lập quy hoạch và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết và Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:
– Cụm CN Ayun Hạ – huyện Phú Thiện;
– Cụm CN Bầu Cạn – Thăng Hưng- huyện Chư Prông;
– Cụm CN Krông Pa – huyện Krông Pa;
– Cụm CN Ia Pa – huyện Ia Pa;
– Cụm CN Đăk Đoa – huyện Đăk Đoa;
– Cụm CN An Khê – thị xã An Khê;
Các bước thành lập công ty FDI ( Có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) vào tỉnh Gia Lai.
Bước thứ nhất: Xin giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân hoặc bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (có thể cung cấp Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư do Ngân hàng nước ngoài cấp);
- Hợp đồng thuê địa điểm nơi nhà đầu tư dự định đặt trụ sở chính;
- Giấy ủy quyền của nhà đầu tư cho công ty luật Mai Sơn thực hiện và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Các văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng.
Bước thứ hai: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc bị từ chối, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước thứ ba: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, Người đại diện theo pháp luật, các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH) hoặc các cổ đông sáng lập (đối với Công ty Cổ phần);
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Danh sách thành viên công ty đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Danh sách cổ đông sáng lập và Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với Công ty cổ phần;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (được cấp ở Bước 2);
- Văn bản cử cá nhân làm người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức (nếu có);
- Giấy ủy quyền
Bước 4: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đối với hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Các câu hỏi mà các nhà đầu tư trực tiếp FDI hay đặt câu hỏi
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam như thế nào?
Theo quy định của luật đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo những hình thức sau:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
- Thực hiện dự án đầu tư;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ;
Người nước ngoài ( Nhà đầu tư nước ngoài) có thể góp vốn thành lập công ty 100% vốn từ nước ngoài hay không?
Tùy thuộc vào ngành nghề mà nhà đầu tư thực hiện kinh doanh tại Việt Nam pháp luật có thể sẽ quy định tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư. Có các ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn như xây dựng, thương mại, tư vấn quản lý,… nhưng có một số lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp một tỷ lệ vốn nhất định hoặc liên doanh: quảng cáo, du lịch, logistic, vận tải,…