Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm

Sức tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm được đánh giá là có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển bởi mức tăng sản lượng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hiện nay. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam ngày càng cao. Để nhà đầu tư hiểu hơn về quy trình công ty Luật Mai Sơn xin tư vấn sơ bộ như sau:

Bước 1: Đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp mới phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại Cơ quan có thẩm quyền.

Nhà đầu tư nộp 01 Bộ hồ sơ đề nghị đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở. Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh nếu đầu tư theo hình thức hợp tác kinh doanh;
  • Hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam nếu đầu tư theo hình thức liên doanh;
  • Văn bản ủy quyền cho Công ty luật Mai Sơn thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư.

Cơ quan đăng ký đầu tư: Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao.

Phòng chuyên môn thụ lý, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trình Lãnh đạo Sở phê duyệt kết quả giải quyết hồ sơ.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp

Nhà đầu tư chuẩn bị 01 Bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của Sở kế hoạc và đầu tư noi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
  • Bản sao các giấy tờ:
  • Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
  • Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Giấy ủy quyền cho công ty Luật Mai Sơn

Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 4: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty luật Mai Sơn hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 5: Thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối tượng xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm.
  • Các trường hợp không cần xin cấp:
  • Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ;
  • Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt;
  • Cơ sở bán hàng rong;
  • Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt;
  • Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tùy từng cơ quan thực hiện cấp Giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm mà thời gian giải quyết khác nhau.

Một số ngành nghề chế biến thực phẩm cụ thể để quý khách hàng tham khảo:

STT Tên ngành nghề Mã ngành nghề
1 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt 1010
2 Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản. 1020
3 Chế biến và bảo quản rau quả 1030
4 Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật 1040
5 Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa 1050
6 Xay xát và sản xuất bột thô 1061
7 Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột 1062
8 Sản xuất các loại bánh từ bột 1071
9 Sản xuất đường 1072
10 Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo 1073
11 Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự 1074
12 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn 1075
13 Sản xuất thực phẩm khác 1079

Công ty luật  Mai Sơn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, quý khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Luật Mai Sơn để được hỗ trợ tốt nhất.