Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
1. Mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ một số ngành đặc thù được quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên, vốn điều lệ là sự cam kết về tài sản của công ty với khách hàng và đối tác. Vì vậy, việc đặt mức vốn điều lệ quá thấp có thể làm giảm niềm tin giữa khách hàng và đối tác, trong khi mức vốn điều lệ cao hơn có thể làm tăng niềm tin, đặc biệt trong hoạt động đấu thầu. Do đó, các công ty có thể xem xét trên khả năng kinh tế và mục đích hoạt động của mình để quyết định mức vốn điều lệ. Doanh nghiệp có thể xác định mức vốn điều lệ căn cứ vào những cơ sở sau:
- Khả năng tài chính của công ty;
- Phạm vi và quy mô hoạt động;
- Chi phí thực tế sau khi hoạt động;
- Dự án ký kết với đối tác,…
Ví dụ: Đối với hình thức thành lập công ty TNHH, chủ doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ là 5.000.000 đồng vẫn sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận. Tuy nhiên với mức vốn điều lệ quá thấp sẽ làm cho các đối tác khó tin tưởng vào năng lực của doanh nghiệp và tạo ra nhiều hạn chế khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, cơ quan thuế hoặc mua bán với khách hàng.
2. Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?
Vốn để thành lập doanh nghiệp bao gồm 4 loại: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn đầu tư nước ngoài.
2.1. Vốn điều lệ
Dựa theo khoản 34 của Điều 4 trong Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên và chủ sở hữu của công ty đã thực hiện cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng giá trị của cổ phần đã được bán hoặc đăng ký mua trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
Tất cả các tổ chức và cá nhân có thể thực hiện việc góp vốn điều lệ theo các hình thức sau đây:
- Mua và sở hữu Cổ phần hoặc Cổ phiếu của Công ty cổ phần.
- Góp vốn trực tiếp vào Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh.
Tuy nhiên, có những trường hợp không áp dụng các hình thức này, bao gồm:
- Các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được sử dụng ngân sách hoặc tài sản nhà nước để góp vốn vào doanh nghiệp nhằm mục đích lợi ích riêng của cơ quan hay đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, chuyên viên không nắm các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị nhà nước không được tham gia góp vốn.
- Một số trường hợp cụ thể khác được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản tham gia góp vốn điều lệ bao gồm tiền mặt hoặc các tài sản khác có khả năng quy đổi thành tiền mặt, như nội tệ, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết hoặc các loại tài sản có giá trị tương đương.
Vai trò của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bao gồm:
- Cam kết về trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm của các cổ đông đối với doanh nghiệp, khách hàng và đối tác thông qua việc cung cấp vật chất.
- Điều kiện hoạt động: Là cơ sở cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
- Phân chia lợi ích và rủi ro: Dùng để phân phối lợi nhuận, rủi ro và thua lỗ của doanh nghiệp giữa các cổ đông tham gia góp vốn.
- Nguồn vốn và phát triển: Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp củng cố tiềm lực, mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận thị trường.
- Tính pháp nhân và xác lập địa vị pháp lý: là căn cứ để xác lập tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.
2.2. Vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật . Đây là mức vốn được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền và được coi là cần thiết để bắt đầu thực hiện một dự án khi thành lập doanh nghiệp. Giá trị vốn pháp định thường thay đổi tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Vốn pháp định chỉ áp dụng cho một số ngành kinh doanh cụ thể như Chứng khoán, Kinh doanh vàng, Bảo hiểm, Kinh doanh tiền tệ và Kinh doanh bất động sản.. Mục đích quy định vốn pháp định là để giảm rủi ro, trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, vốn góp hoặc vốn kinh doanh cần phải bằng hoặc lớn hơn mức vốn pháp định tối thiểu trong ngành đó.
Ví dụ: Mở công ty tư vấn đầu từ chứng khoán, yêu cầu vốn pháp định ở mức 10 tỷ. Vì vậy nếu bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực này thì cần chuẩn bị vốn tối thiểu là 10 tỷ và không giới hạn mức tối đa.
2.3. Vốn ký quỹ
Vốn Ký quỹ là số tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn được công ty hoặc tổ chức gửi tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Số tiền gửi này là một biện pháp đảm bảo về tài chính của công ty hoặc tổ chức đến ngân hàng và các bên liên quan. cho các giao dịch và cam kết tài chính giữa công ty hoặc tổ chức với ngân hàng. Tuy nhiên, hình thức bảo đảm này không thường thấy trong các giao dịch dân sự thông thường, mà thường xuất hiện trong các dự án đầu tư kinh doanh.
Điểm đặc trưng của việc ký quỹ là việc đảm bảo bằng các tài sản như tiền mặt, kim loại quý, giá trị quyền sở hữu hoặc các giấy tờ có giá trị được định giá bằng tiền mặt. Tài sản này cần phải có sẵn và được phong tỏa tại một tổ chức tín dụng. Điều này đảm bảo rằng bên liên quan có thể chấp nhận tài sản đã phong tỏa nếu một trong hai bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng.
Ký quỹ là một hình thức bảo đảm cho việc thực hiện dự án đầu tư, được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm so với vốn đầu tư của dự án, tuân theo nguyên tắc lũy tiến.Căn cứ vào điều khoản 2 Điều 43 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 và khoản 2 Điều 26 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, quy định về mức ký quỹ như sau:
Mức ký quỹ 3%, đối với phần vốn dưới 300 tỷ đồng
Mức ký quỹ 2%, đối với phần vốn từ 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng
Mức ký quỹ 1% đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ được quy định như sau:
Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ | Bên ký quỹ | Bên có quyền trong ký quỹ |
|
|
|
2.4 Vốn góp nước ngoài
Đây là phần vốn do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc đầu tư toàn bộ để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài nhằm phục vụ công tác kinh doanh thu lợi nhuận. Có 2 hình thức đầu tư nước ngoài: trực tiếp và gián tiếp
Lưu ý: Doanh nghiệp liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý tuyệt đối về vấn đề này, vì số vốn góp vào ảnh hưởng đáng kể đến việc đóng thuế môn bài sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty.
3. Phương thức góp vốn điều lệ thành lập công ty
3.1. Doanh nghiệp góp vốn thành lập công ty
Doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt để thanh toán cho các giao dịch liên quan đến việc góp vốn, mua bán hoặc chuyển nhượng phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác. Thay vào đó, các hình thức sau được áp dụng:
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi chuyển khoản vào tài khoản công ty nhận vốn góp;
- Sử dụng phương thức thanh toán bằng Séc;
- Các hình thức thanh toán khác không sử dụng tiền mặt.
Việc áp dụng các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt như chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán bằng Séc giúp ghi nhận rõ ràng việc chuyển nhượng vốn và đề phòng rủi ro liên quan đến việc mang tiền mặt.
Các quy định này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi góp vốn, mua bán hoặc chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng việc sử dụng các loại tài sản khác, như tài sản có giá trị, cổ phiếu, bất động sản hoặc tài sản không phải tiền mặt. Việc này giúp đảm bảo quy trình giao dịch diễn ra một cách minh bạch, có tính cạnh tranh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia.
3.2. Đối với cá nhân góp vốn thành lập công ty
Phương thức góp vốn điều lệ trong trường hợp cá nhân góp vốn thành lập công ty được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:
- Tiền mặt: Cá nhân có thể góp vốn bằng cách đóng tiền mặt vào công ty theo số tiền và thời gian quy định.
- Chuyển khoản ngân hàng: Cá nhân có thể chuyển khoản từ tài khoản cá nhân của mình vào tài khoản công ty để góp vốn.
- Tài sản khác: Ngoài tiền mặt, cá nhân cũng có thể góp vốn bằng cách chuyển nhượng quyền sở hữu các tài sản khác như đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị,….
Việc cá nhân góp vốn để thành lập công ty thông qua các hình thức khác nhau tạo ra sự đa dạng và linh hoạt cho những người đầu tư. Việc sử dụng tiền mặt cho việc đóng góp vốn thường là hình thức phổ biến, nhưng cũng có những phương thức khác linh hoạt và tiện lợi hơn, như chuyển khoản ngân hàng. Việc chuyển nhượng tài sản khác cũng là một phương thức thu hút, đặc biệt khi cá nhân sở hữu tài sản như đất đai, nhà cửa hoặc thiết bị có giá trị.
Mỗi hình thức này có điểm mạnh và yếu khác nhau. Sử dụng tiền mặt có thể đơn giản và nhanh chóng, nhưng chuyển khoản ngân hàng mang lại sự tiện lợi và theo dõi dễ dàng hơn. Chuyển nhượng tài sản cũng có thể tạo ra giá trị lâu dài cho công ty thông qua việc sử dụng các tài sản này.
Lưu ý trong việc góp vốn bằng tài sản khác ngoài tiền mặt, như việc xác định giá trị thực của tài sản, thủ tục pháp lý và cách thức chuyển nhượng đúng đắn. Điều quan trọng nhất là tuân thủ rõ ràng các quy định pháp luật về góp vốn để đảm bảo tính minh bạch và đúng đắn cho cả cá nhân góp vốn và công ty được thành lập.
4. Ngành nghề nào yêu cầu vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp?
Ngoại trừ các ngành nghề không yêu cầu về vốn pháp định cũng như là mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp thì vẫn có một số ngành nghề đặc thù cần tuân thủ về vốn khi thành lập như:
- Các loại hình ngân hàng: thương mại, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, đầu tư: 3000 tỷ đồng;
- Ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển: 5000 tỷ đồng;
- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng;
- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng;
- Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng;
- Sản xuất phim: 1 tỷ đồng;
- Dịch vụ xuất khẩu lao động: 5 tỷ đồng;
- Dịch vụ kiểm toán: 5 tỷ đồng;
- Thiết lập mạng viễn thông cố định trong phạm vi tỉnh, thành phố, toàn quốc,…
- Khai thác, kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế.
Để biết rõ quy định mức vốn pháp định theo từng ngành nghề, bạn có thể tham khảo danh sách các ngành nghề dưới đây:
5. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ công ty bị xử lý như thế nào?
Nếu doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ công ty thì sẽ xử lý theo quy định tại khoản 3, Điều 46, Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;
b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;
b) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
- Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu về mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc bất cứ vấn đề gì liên quan đến vốn điều lệ, quý khách có thể sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty luật Mai Sơn Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết nhất về vốn điều lệ và hướng dẫn thực hiện toàn bộ thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục thay đổi liên quan góp vốn điều lệ.