Mẫu đơn đề nghị thay đổi tên của doanh nghiệp bảo hiểm mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo những nội dung nào?
Theo khoản 17 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 thì doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Điều 63 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
c) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
d) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo những nội dung sau:
– Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
– Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
– Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
– Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Mẫu đơn đề nghị thay đổi tên của doanh nghiệp bảo hiểm mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Theo Phụ lục III ban hành kèm theo , Nghị định 46/2023/NĐ – CP mẫu đơn đề nghị thay đổi tên của doanh nghiệp bảo hiểm mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Hồ sơ đề nghị thay đổi tên của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
Tài liệu trong hồ sơ đề nghị thay đổi tên của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Điều 18 Nghị định 46/2023/NĐ – CP như sau:
Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Hồ sơ thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
c) Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chính (đối với việc thay đổi trụ sở chính).
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích rõ lý do.
Như vậy, hồ sơ đề nghị thay đổi tên của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những tài liệu sau:
(1) Văn bản đề nghị thay đổi tên doanh nghiệp bảo hiểm.
(2) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc thay đổi tên doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thay đổi tên của doanh nghiệp bảo hiểm hợp lệ thì Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích rõ lý do.