LỆ PHÍ THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đăng kí doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo thủ tục hành chính. Vì vậy, để hoàn thành thủ tục đăng kí doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc trả mức lệ phí theo quy định cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng kí kinh doanh sẽ bao gồm: đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trong bài viết sau đây, Luật Mai Sơn sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
  • Quyết định 1523/QĐ-BKHĐT công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ kế hoạch và đầu tư.

Quy định về địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh được định nghĩa như sau:“Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.”

Lệ phí đăng kí doanh nghiệp là gì?

Lệ phí đăng kí doanh nghiệp là khoản tiền mà người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải nộp khi đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh

Theo Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp (ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC), lệ phí đăng kí doanh nghiệp bao gồm:

  • Lệ phí cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Lệ phí cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Mức thu đối với lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/ lần.

Như vậy, lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh chính là lệ phí cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Lệ phí này theo quy định là: 50.000 đồng/ lần cấp mới khi danh nghiệp có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh.

Các bước thành lập địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Cơ sở kinh doanh sẽ nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh.

Gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Thông báo lập địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh

Trình tự thực hiện như sau:

  • Doanh nghiệp gửi Thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh.
  • Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số địa điểm kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).
  • Bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân, kèm theo:

Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp;

hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Quý khách có thể liên hệ và ủy quyền cho Luật An Việt để thực hiện hiện thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh.

Thông báo lập địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương

Trình tự thực hiện

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trường hợp địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh, người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở.

Thành phần hồ sơ

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/lập địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-11, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (Phụ lục II-19, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).
  • Hồ sơ gồm: (trường hợp doanh nghiệp không thay đổi  nội dung đăng ký hoạt động)
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện do cơ quan đăng ký đầu tư cấp;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (Phụ lục II-19, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).

Quý khách có thể liên hệ và ủy quyền cho Luật An Việt để thực hiện hiện thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh.

Một số câu hỏi liên quan đến lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh

Nộp lệ phí thành lập địa điểm kinh doanh ở đâu?

Lệ phí thành lập doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan nào được thu lệ phí đăng kí doanh nghiệp?

Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tổ chức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cơ quan đăng ký đầu tư là tổ chức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp theo cơ chế một cửa liên thông.

Trường hợp nào doanh nghiệp được miễn lệ phí đăng kí doanh nghiệp?

Theo quy định của Thông tư 47/2019/TT-BTC, các đối tượng được miễn lệ phí đăng kí doanh nghiệp bao gồm các đối tượng sau:

  • Doanh nghiệp bổ sung, thay đổi thông tin do thay đổi địa giới hành chính được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Đăng ký giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh; chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
  • Cơ quan nhà nước đề nghị cung cấp thông tin phục vụ quản lý nhà nước được miễn phí cung cấp thông tin doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu.

Như vậy với trường hợp doanh nghiệp lựa chọn đăng kí thành lập địa điểm kinh doanh qua mạng điện tử thì sẽ được miễn lệ phí đăng kí thành lập.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh, xin vui lòng liên hệ đến dịch vụ thành lập của Luật Mai Sơn để được hỗ trợ tốt nhất!