Khi chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có phải ký hợp đồng mới với người lao động không?
Khi chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có phải ký hợp đồng lao động mới với người lao động không?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 23/2022/NĐ- CP quy định về chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý:
Theo đó, đối với người lao động được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới.
Hay nói cách khác, khi hoàn tất việc chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phải ký hợp đồng lao động mới với người lao động được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi chuyển đổi.
Lưu ý số 1: đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Lưu ý số 2: Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm sau khi chuyển đổi.
Trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.
Đối tượng nào có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ để xây dựng Phương án chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 36Nghị định 23/2022/NĐ- CP thì đối tượng có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để xây dựng Phương án chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là:
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Lưu ý: Ngoài trách nhiệm nêu trên Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ còn có một số những trách nhiệm như sau:
– Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định 23/2022/NĐ- CP (đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập) hoặc điểm a khoản 2 Điều 36 Nghị định 23/2022/NĐ- CP (đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập hoặc được giao quản lý).
– Ký hợp đồng thuê tư vấn định giá doanh nghiệp, tổ chức bán đấu giá phần vốn nhà nước theo ủy quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
– Tổ chức thực hiện Phương án và hoàn tất chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Thực hiện thủ tục đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
Trong đó hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng được thay bằng quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau khi bán phần vốn nhà nước, quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có).
Hình thức chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là gì?
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 23/2022/NĐ- CP thì hình thức chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là chuyển nhượng một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
Lưu ý: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
(i) Đảm bảo các điều kiện như đối với doanh nghiệp cổ phần hóa (không áp dụng đối với công ty nông, lâm nghiệp thực hiện chuyển đổi).
(ii) Được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp cần giới hạn số lượng thành viên tham gia góp vốn do liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc các trường hợp khác.