KẾ TOÁN NỘI BỘ LÀ GÌ? PHẠM VI KẾ TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP CÓ BỊ GIỚI HẠN KHÔNG THEO QUY ĐỊNH?

Kế toán nội bộ là gì? Phạm vi kế toán nội bộ trong doanh nghiệp có bị giới hạn không theo quy định?

Anh có câu hỏi là kế toán nội bộ là gì? Phạm vi kế toán nội bộ trong doanh nghiệp có bị giới hạn không theo quy định? Anh mong mình nhận được câu trả lời sớm. Anh cảm ơn. Câu hỏi của anh Đ.P đến từ Bình Dương.

Kế toán nội bộ là gì?

Theo tại khoản 10 Điều 3  Luật kế toán 2015 thì kế toán nội bộ hay còn gọi là kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.

Kế toán nội bộ là gì? Phạm vi kế toán nội bộ trong doanh nghiệp có bị giới hạn không theo quy định? (Hình từ Internet)

Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp có nhiệm vụ như thế nào?

Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp có nhiệm vụ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục I Phần I Thông tư 53/2006/TT- BTC có quy định như sau:

– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.

– Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.

– Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán quản trị.

– Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Phạm vi kế toán nội bộ trong doanh nghiệp có bị giới hạn không?

Phạm vi kế toán nội bộ trong doanh nghiệp có bị giới hạn không, thì theo quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Phần I Thông tư 53/2006/TT- BTC, có quy định như sau:

Nội dung, phạm vi, kỳ kế toán quản trị

4.1. Nội dung kế toán quản trị

a/ Nội dung chủ yếu, phổ biến của kế toán quản trị trong doanh nghiệp, gồm:

– Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm;

– Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh;

– Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận;

– Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định;

– Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;

– Kế toán quản trị một số khoản mục khác:

+ Kế toán quản trị tài sản cố định (TSCĐ);

+ Kế toán quản trị hàng tồn kho;

+ Kế toán quản trị lao động và tiền lương;

+ Kế toán quản trị các khoản nợ.

b/ Ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên, doanh nghiệp có thể thực hiện các nội dung kế toán quản trị khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

4.2. Phạm vi kế toán quản trị không bị giới hạn và được quyết định bởi nhu cầu thông tin về kế toán quản trị của doanh nghiệp trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch, kiểm tra, tổ chức, điều hành, ra quyết định và trình độ, khả năng tổ chức công tác kế toán quản trị của mỗi doanh nghiệp.

4.3. Kỳ kế toán quản trị thường là tháng, quý, năm như kỳ kế toán tài chính. Doanh nghiệp được quyết định kỳ kế toán quản trị khác (có thể là ngày, tuần hoặc bất kỳ thời hạn nào) theo yêu cầu của mình.

Như vậy, theo quy định trên thì phạm vi kế toán nội bộ trong doanh nghiệp không bị giới hạn và được quyết định bởi nhu cầu thông tin về kế toán quản trị của doanh nghiệp trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch, kiểm tra, tổ chức, điều hành, ra quyết định và trình độ, khả năng tổ chức công tác kế toán quản trị của mỗi doanh nghiệp.

Hệ thống báo cáo kế toán nội bộ trong doanh nghiệp cần được xây dựng như thế nào?

Hệ thống báo cáo kế toán nội bộ trong doanh nghiệp cần được xây dựng theo quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Phần II Thông tư 53/2006/TT- BTC, có quy định như sau:

Yêu cầu, nội dung Báo cáo kế toán quản trị

6.1. Yêu cầu thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị

a/ Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể.

b/ Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp.

c/ Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.

6.2. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị

6.2.1 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chủ yếu của một doanh nghiệp thường bao gồm:

a/ Báo cáo tình hình thực hiện:

Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng

hoá, dịch vụ;

– Báo cáo khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng

khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác;

– Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm (dịch vụ) hoàn thành, tiêu thụ;

Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống báo cáo kế toán nội bộ trong doanh nghiệp cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể.