KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG NGOẠI TỆ ĐỂ GHI VÀO SỔ KẾ TOÁN KHÔNG? NHIỆM VỤ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự có được sử dụng ngoại tệ để ghi vào sổ kế toán không? Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự có được sử dụng ngoại tệ để ghi vào sổ kế toán không? Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được quy định như thế nào? Khi thay đổi kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự thì đơn vị có phải tổ chức bàn giao không? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của Minh Hà đến từ Bến Tre.

Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự có được sử dụng ngoại tệ để ghi vào sổ kế toán không?

Căn cứ  Khoản 1 điều 3 THông tư 78/2020/TT – BTC quy định như sau:

Đơn vị tiền tệ trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự

1. Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán. Trường hợp thu – chi bằng ngoại tệ phải ghi sổ theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán.

2. Đối với vàng, bạc, đá quý khi thu vào, xuất ra để tạm giữ hay thanh toán trả cho đương sự thì phải theo dõi số lượng, trọng lượng và quy ra tiền theo đơn giá hạch toán, đồng thời theo dõi chi tiết số lượng, trọng lượng, phẩm cấp và giá trị vàng, bạc, đá quý theo từng quyết định thi hành án.

3. Trường hợp phải thanh toán bằng ngoại tệ hoặc vàng, bạc, đá quý thì căn cứ vào quyết định thi hành án dân sự thanh toán bằng ngoại tệ hoặc vàng, bạc, đá quý. Trường hợp một trong các bên có yêu cầu xin thanh toán bằng các phương thức khác so với quyết định thi hành án thì do các bên trực tiếp thỏa thuận trên cơ sở số lượng ghi trong quyết định thi hành án.

4. Giá hạch toán trên cơ sở giá trị tài sản, vật chứng tạm giữ do Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên, Kế toán tự xác định căn cứ biểu giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành hoặc giá của thị trường tại thời điểm ghi sổ. Trường hợp không thể xác định được giá hạch toán thì hạch toán theo giá quy ước.

Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc  kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán

Trường hợp thu – chi bằng ngoại tệ phải ghi sổ theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán.

Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 và  Khoản 2 điều 7 THông tư 78/2020/TT – BTC quy định nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự như sau:

Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự

1. Nhiệm vụ kế toán tại Cục và Chi cục Thi hành án dân sự

a) Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán của hoạt động thi hành án dân sự và tình hình quản lý tiền, tài sản, vật chứng trong quá trình thi hành án của đơn vị. Mở sổ kế toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo đúng quy định.

b) Kiểm tra, giám sát các khoản thu của các đối tượng; các khoản chi trả, hoàn trả cho các đối tượng; các khoản nộp ngân sách nhà nước; tình hình nhập, xuất quỹ, tình hình quản lý tài sản tạm giữ, vật chứng trong quá trình thi hành án; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán trong thi hành án dân sự.

2. Nhiệm vụ của kế toán tại Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp

a) Hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự đối với các cơ quan Thi hành án dân sự cấp dưới.

b) Tổng hợp báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự của các Cục Thi hành án dân sự để báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp.

c) Phân tích thông tin, số liệu kế toán về thi hành án nhằm giúp cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp nắm được tình hình hoạt động và kết quả hoạt động thu – chi thi hành án dân sự trong toàn hệ thống.

….

Như vậy, nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được quy định như trên.

Khi thay đổi kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự thì đơn vị có phải tổ chức bàn giao không?

Căn cứ  Khoản 3 điều 7 THông tư 78/2020/TT – BTC quy định nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự như sau:

Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự

3. Khi thay đổi Kế toán, Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền đối với hoạt động kế toán nghiệp vụ thi hành án thì đơn vị phải tổ chức việc bàn giao theo quy định. Kết thúc bàn giao phải lập biên bản bàn giao, trong biên bản bàn giao phải ghi đầy đủ tình hình tài chính của hoạt động nghiệp vụ thi hành án, gồm: Các khoản tiền mặt còn tồn quỹ, tiền còn gửi tại Ngân hàng, Kho bạc; số tiền đã thu phải trả, đã trả, còn phải trả cho người được thi hành án theo từng quyết định thi hành án; số tiền đã nộp ngân sách, các khoản đã thu, đã chi về thi hành án theo từng quyết định thi hành án. Phải thực hiện bàn giao những công việc kế toán còn phải giải quyết tiếp và toàn bộ tài liệu kế toán liên quan đến nghiệp vụ thu, chi thi hành án của từng quyết định thi hành án. Biên bản bàn giao phải có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan và có chứng kiến của Thủ trưởng đơn vị.

Như vậy, khi thay đổi kế toán, Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền đối với hoạt động kế toán nghiệp vụ thi hành án thì đơn vị phải tổ chức việc bàn giao theo quy định.