HỒ SƠ CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI VIỆT NAM

Hồ sơ cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Nền kinh tế hội nhập ngày càng phát triển, kéo theo đó nhiều cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, để thành lập công ty hồ sơ rất phức tạp. Và để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Mai Sơn đưa ra bài viết về hồ sơ cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020.
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020.
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 26 tháng 03 năm 2021 về hướng dẫn Luật Đầu tư.
  • Nghị định số 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam là gì?

Cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam là quá trình mà một cá nhân không có quốc tich Việt Nam thiết lập và điều hành một doanh nghiệp tại đát nước này. Việc thành lập công ty yêu cầu phải tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý được quy định bởi pháp luật Việt Nam.

Điều kiện để cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Căn cứ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 thì cá nhân nước ngoài được thành lập công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi thành lập công ty tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Bên cạnh đó cá nhân nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ thì nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ trong công ty Việt Nam mà không bị hạn chế, trừ các trường hợp sau:

  • Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài trong công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán phải đáp ứng các quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo các hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
  • Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài không thuộc các trường hợp trên thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thứ hai, người nước ngoài thực hiện các hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động động phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư, các văn bản pháp luật có liên quan và các điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hồ sơ  nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, người nước ngoài có thể thành lập công ty hợp danh, công ty TNHH  và công ty cổ phần tại Việt Nam.

Ngoài ra, để thành lập công ty tại Việt Nam, người nước ngoài trước hết cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020. Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh bao gồm những tài liệu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ nhân thân như Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh nhân thân như thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân; Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
  • Đối với thành viên hoặc cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Giấy ủy quyền cho Luật Mai Sơn thực hiện thủ tục.

Quy trình cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Bước 1: Xác định hình thức công ty

Cá nhân nước ngoài cần xác định hình thức công ty phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình. Có hai hình thức công ty phổ biến là công ty TNHH (Công ty Trách nhiệm hữu hạn) và Công ty Cổ phần.

Bước 2: Tìm hiểu về quy định pháp lý

Cá nhân nước ngoài cần tìm hiểu về quy định pháp lý liên quan đến việc thành lập công ty tại Việt Nam.

Bước 3: Đăng ký kinh doanh và giấy phép đầu tư

Quy trình này bắt đầu bằng việc đăng ký kinh doanh tại cơ quan quản lý địa phương. Cá nhân nước ngoài cần chuẩn bị các tài liệu và giấy tờ cần thiết. Thời gian xử lý đăng ký kinh doanh có thể mất từ 3 – 7 ngày làm việc.

Bước 4: Cam kết vốn điều lệ

Cá nhân nước ngoài phải cam kết số vốn điều lệ ban đầu cho công ty. Số tiền cần cam kết phụ thuộc vào hình thức công ty và ngành nghề kinh doanh. Cam kết vốn điều kệ là một bước quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm tài chính của công ty.

Bước 5: Thực hiện các thủ tục thuế và kế toán

Cá nhân nước ngoài cần tuân thủ quy định về thuế và kế toán tại Việt Nam. Họ cần đăng ký mã số thuế, nộp thuế và làm các báo cáo thuế hàng quý, hàng năm. Ngoài ra, cần lập bộ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và tuân thủ các quy định về  kế toán theo quy định của pháp luật

Bước 6: Làm việc với các cơ quan nhà nước

Trong quá trình hoạt động công ty, cá nhân nước ngoài cần làm việc với các cơ quan nhà nước. Điều này bao gồm việc đăng ký lao động cho nhân viên nước ngoài, làm thủ tục nhập khẩu và xuất khâunr hàng hóa, tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

Bước 7: Chấm dứt hoạt động công ty (nếu cần thiết)

Nếu cá nhân nước ngoài quyết định chấm dứt hoạt động công ty tại Việt Nam, họ cần tuân thủ quy định chấm dứt theo quy định của pháp luật. Điều này bao gồm thông báo chấm dứt hoạt động công ty, thanh lý tài sản và giải quyết nghĩa vụ tài chính, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Một số câu hỏi liên quan

Cá nhân nước ngoài phải tuân thủ quy định về vốn điều lệ như thế nào khi thành lập công ty tại Việt Nam?

Cá nhân nước ngoài phải tuân thủ quy định về vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của công ty.

Cá nhân nước ngoài có thể được hưởng những quyền lợi thuế nào khi thành lập công ty tại Việt Nam?

Cá nhân nước ngoài có thể được hưởng các quyền lợi thuế như chính sách ưu đãi thuế đặc biệt cho cá nhân đầu tu nước ngoài và các quyền lợi thuế theo quy định của pháp luật.

Nhà đầu tư nước ngoài có phải làm giấy phép lao động không?

Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định, có 2 trường hợp là nhà đầu tư được miễn giấy phép lao động:

  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn công ty TNHH có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên HĐQT của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

Cả 2 trường hợp trên đều yêu cầu số vốn của nhà đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên. Tức là những Nhà đầu tư nước ngoài có số vốn ít hơn 3 tỷ đồng sẽ không được miễn giấy phép lao động. Đồng nghĩa với việc họ phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động như bình thường.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về hồ sơ cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Namxin vui lòng liên hệ Công ty Mai Sơn để được hỗ trợ tốt nhất.