Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất thì khi cấp lại Giấy chứng nhận phải được đóng dấu như thế nào?
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất thì khi cấp lại Giấy chứng nhận phải được đóng dấu như thế nào?
Việc cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 31/2018/NĐ- CP như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:
a) Trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan, tổ chức Giấy chứng nhận xuất xứ hàng, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại sẽ ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng và phải được đóng dấu “CERTIFIED TRUE COPY”. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại có giá trị hiệu lực không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 4 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
…
Theo đó, trong trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất thì thương nhân phải nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận và nêu rõ lý do đề nghị cấp lại.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại sẽ ghi số tham chiếu và ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất và phải được đóng dấu “CERTIFIED TRUE COPY”.
Thương nhân có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 31/2018/NĐ- CP như sau:
Lưu trữ hồ sơ
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan tới việc cấp đó dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày cấp.
2. Cơ quan hải quan lưu trữ hồ sơ liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
3. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa lưu trữ hồ sơ, báo cáo và tài liệu để chứng minh hàng hóa tự khai báo xuất xứ đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định và các chứng từ liên quan dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm, kể từ ngày phát hành Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
…
Như vậy, theo quy định, thương nhân phải lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ liên quan đến việc đề nghị cấp đó dưới dạng văn bản trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị thu hồi trong trường hợp nào?
Các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp được quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 31/2018/NĐ- CP như sau:
Thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thu hồi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trong những trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp không phù hợp các quy định về xuất xứ;
b) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trùng số tham chiếu;
c) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không nộp bổ sung chứng từ sau thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả mạo chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
đ) Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.
2. Trường hợp không thể thu hồi được Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho Bộ Công Thương và cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu về việc hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp, đồng thời nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp không phù hợp các quy định về xuất xứ;
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trùng số tham chiếu;
– Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không nộp bổ sung chứng từ sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ- CP
– Thương nhân giả mạo chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
– Thương nhân thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp.