Giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có bắt buộc phải báo cáo tình hình hoạt động giám định hay không?
Giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có thể hoạt động độc lập hay không?
Giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có thể hoạt động độc lập hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 105 Nghị định 65/2023/NĐ- CP về hình thức hoạt động giám định của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng:
Hình thức hoạt động giám định của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
1. Giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có thể hoạt động trong một tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng dưới danh nghĩa của tổ chức đó hoặc hoạt động độc lập.
2. Hình thức hoạt động của giám định viên được ghi nhận vào Danh sách giám định viên sở hữu công nghiệp và Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng quy định tại các Điều 109 và 112 của Nghị định này.
3. Trường hợp giám định viên hoạt động dưới danh nghĩa của tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng thì thông tin về giám định viên phải được ghi nhận vào Danh sách giám định viên thuộc tổ chức theo thủ tục cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định.
Như vậy, giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có thể hoạt động độc lập mà không bắt buộc phải hoạt động trong một tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
Giám định viên có thể kết luận về chuyên môn những vấn đề phát sinh ngoài phạm vi được yêu cầu hay không?
Căn cứ Điều 2 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và khoản 78 Điều 1Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 về giám định về sở hữu trí tuệ như sau
Giám định về sở hữu trí tuệ
….
4. Nguyên tắc thực hiện giám định bao gồm:
a) Tuân thủ pháp luật, tuân theo trình tự, thủ tục giám định;
b) Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời;
c) Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định;
đ) Chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận giữa người có yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân giám định.
Như vậy, giám định viên chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.
Giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có bắt buộc phải báo cáo tình hình hoạt động giám định hay không?
Căn cứ tại điểm i khoản 2 Điều 106 Nghị định 65/2023/NĐ- CP về quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng như sau:
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
1. Giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có các quyền sau đây:
a) Từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định hoặc không thuộc chuyên ngành giám định được ghi trong Thẻ giám định viên;
b) Từ chối nhận mẫu vật giám định trong trường hợp có nguy cơ gây hại sức khỏe hoặc mẫu vật quá cồng kềnh, không đủ cơ sở hạ tầng để lưu trữ;
…
2. Giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Hoạt động theo đúng chuyên ngành giám định được ghi trong Thẻ giám định viên;
b) Thực hiện việc giám định theo nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;
c) Lập hồ sơ giám định; giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu của người yêu cầu giám định, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan có thẩm quyền;
d) Bảo quản, lưu trữ các tài liệu, mẫu vật liên quan đến vụ việc giám định theo quy định của pháp luật;
đ) Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình; nếu cố ý đưa ra kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan thì phải bồi thường thiệt hại;
e) Từ chối giám định trong trường hợp giám định viên có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định, vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định hoặc trong trường hợp pháp luật khác có quy định bắt buộc phải từ chối giám định;
g) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp tiết lộ bí mật thông tin gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
h) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lợi dụng tư cách giám định và hoạt động giám định để trục lợi hoặc cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật;
i) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tình hình hoạt động giám định theo định kỳ 6 tháng và hằng năm bằng văn bản gửi về cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng phải có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động giám định theo định kỳ 6 tháng và hằng năm bằng văn bản gửi về cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.