Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước được xác định như thế nào?

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước được xác định như thế nào?

Xin cho tôi hỏi: Làm thế nào để tôi có thể xác định được giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước? Câu hỏi từ chị Hằng – Vũng Tàu.

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 108/2015/NĐ- CP   sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 100/2016/NĐ- CP   quy định về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Như vậy, đối với hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất bán ra và được tính theo công thức sau:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng – Thuế bảo vệ môi trường) / ( 1+ Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt)

Trong đó: Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong một số trường hợp cụ thể như sau:

– Cơ sở sản xuất bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc thì giá tính thuế là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra.

– Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở sản xuất quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá tính thuế là giá do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.

– Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán cho các cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn 7% so với giá bình quân của các cơ sở mua trực tiếp của cơ sở sản xuất bán ra.

– Cơ sở sản xuất thành lập nhiều cơ sở thương mại trung gian có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ hoặc có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế không được thấp hơn 7% so với giá bình quân của các cơ sở này bán cho cơ sở không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ, hoặc mối quan hệ liên kết.

– Giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất thấp hơn 7% so với giá bình quân bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định.

– Giá bán của cơ sở sản xuất bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế.

Lưu ý: Với mặt hàng xe ôtô thì giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh để so sánh là giá bán xe ôtô chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng.

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế năm 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biết 2008 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật thuế tiêu thụ đặc biết sửa đổi 2014 thì thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế năm 2024 được quy định theo bảng như sau:

STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất

(%)

I Hàng hóa
1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 75
2 Rượu
a) Rượu từ 20 độ trở lên 65
b) Rượu dưới 20 độ 35
3 Bia 65
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế
Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống 45
Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 50
Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 60
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế 30
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế 15
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế 15
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng. Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế
g) Xe ô tô chạy bằng điện
Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 25
Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 15
Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 10
Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3 20
6 Tàu bay 30
7 Du thuyền 30
8 Xăng các loại
a) Xăng 10
b) Xăng E5 8
c) Xăng E10 7
9 Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 10
10 Bài lá 40
11 Vàng mã, hàng mã 70
II Dịch vụ
1 Kinh doanh vũ trường 40
2 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30
3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 35
4 Kinh doanh đặt cược 30
5 Kinh doanh gôn 20
6 Kinh doanh xổ số 15

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là ai?

Căn cứ Điều 4 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Người nộp thuế

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Như vậy, người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi tổ chức, cá nhân này mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước.

Trân trọng!