Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần chưa niêm yết được xác định như thế nào?
Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần chưa niêm yết được xác định như thế nào?
Tổ chức tín dụng cổ phần và tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần (gọi tắt là tổ chức tín dụng Việt Nam) theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2014/NĐ – CP
Tổ chức tín dụng cổ phần là tổ chức tín dụng được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, bao gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính cổ phần, công ty cho thuê tài chính cổ phần theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2014/NĐ – CP
Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần chưa niêm yết được xác định được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 01/2014/NĐ – CP như sau:
Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
1. Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của tổ chức tín dụng Việt Nam chưa niêm yết được xác định thông qua đấu giá hoặc hình thức thỏa thuận.
2. Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của tổ chức tín dụng cổ phần đã niêm yết cổ phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3. Việc đặt cọc để thực hiện giao dịch mua cổ phần do nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức tín dụng Việt Nam thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của ngân hàng thương mại cổ phần chưa niêm yết được xác định thông qua đấu giá hoặc hình thức thỏa thuận.
Nhà đầu tư nước ngoài có được mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ không?
Nhà đầu tư nước ngoài có được mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 01/2014/NĐ – CP như sau:
Hình thức mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần.
2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc bán cổ phiếu quỹ.
3. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong trường hợp tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần.
Như vậy, theo quy định trên thì nhà đầu tư được mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần bán cổ phần để tăng vốn điều lệ.
Ngân hàng thương mại cổ phần bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện nào?
Ngân hàng thương mại cổ phần bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 11 Nghị định 01/2014/NĐ – CP như sau:
Điều kiện đối với tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần phải có phương án cổ phần hóa, phương án chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng cổ phần phải có phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ được Đại hội đồng cổ đông thông qua, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với tổ chức tín dụng cổ phần có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ, phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước trước khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng thương mại cổ phần bán cổ phần cho nước ngoài phải đáp ứng điều kiện sau:
– Phải có phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ được Đại hội đồng cổ đông thông qua, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài;
– Ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ, phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước trước khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập bao nhiêu bộ?
Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 01/2014/NĐ – CP như sau:
Nguyên tắc và yêu cầu lập hồ sơ
1. Hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, hồ sơ để Ngân hàng Nhà nước xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ phần được lập thành một bộ bằng tiếng Việt, trong đó thành phần hồ sơ dịch từ tiếng nước ngoài được lập theo nguyên tắc như sau:
a) Phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ các tài liệu sau đây:
(i) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ gửi trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
(iii) Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
(iv) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của năm liền kề trước năm nộp hồ sơ được lập trực tiếp bằng tiếng Anh;
(v) Văn bản hoặc tài liệu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế về kết quả xếp hạng tín nhiệm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ đối với tổ chức nước ngoài;
b) Phải được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam.
2. Trường hợp các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập bằng 01 bộ bằng tiếng Việt.