Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?

Một trong những vướng mắc của doanh nghiệp hiện nay thường gặp là quy định về việc thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, luật sư tư vấn và giải đáp những quy định mới nhất của luật công đoàn về vấn đề trên:

1. Doanh nghiệp dưới 30 lao động có phải thành lập công đoàn ?

Thưa Luật sư, mong luật sư giải đáp cho tôi thắc mắc dưới đây: Từ ngày thành lập tới 2015, nếu công ty TNHH MTV sử dụng dưới 30 lao động nhưng không có ai là đoàn viên hoặc đảng viên thì có cần thành lập công đoàn không ạ? Và không thành lập công đoàn thì công ty có bị phạt gì không ạ?
Em cảm ơn ạ.Trân trọng!

 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 1 Luật công đoàn 2012 thì Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Theo đó doanh nghiệp không bắt buộc phải thành lập công đoàn mà có trách nhiệm vận động người lao động thành lập và gia nhập công đoàn đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

 

2. Xử lý thế nào khi người lao động không muốn thành lập công đoàn ?

Thưa luật sư, Công ty em gồm có 150 người lao động làm PG, công ty ký hợp đồng 1 năm, nhưng vì tính chất công việc nên người lao động không muốn thành lập công đoàn như vậy có được không luật sư ?
Mong phản hồi Cảm Ơn.

 

Luật sư tư vấn:

Điều 5 Nghị định 98/2014/NĐ- CP.quy định về việc thành lập tổ chức chính trị các tổ chức chính trị xã hội định về thành lập các tổ chức chính trị – xã hội tại doanh nghiệp trong đó có tổ chức công đoàn như sau:

Điều 5. Quy định thành lập các tổ chức chính trị – xã hội tại doanh nghiệp

1. Tổ chức Công đoàn

a) Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

b) Chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.

c) Sau thời gian quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.

Như vây, theo quy định trên thì nếu Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.chậm nhất 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động thì doanh nghiệp sẽ phải thành lập tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật. Nếu như sau khi quá thời hạn trên mà doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn thì công đoàn cấp trên sẽ có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp
Do bạn không nói rõ công ty bạn đang làm việc đã được thành lập từ thời điểm nào nên chúng tôi sẽ không thể tư vấn chính xác cho bạn được. Chính vì vậy, bạn nên căn cứ vào thời điểm cụ thể mà công ty bạn thành lập cũng như quy định ở trên để có thể xác định chính xác nhất câu trả lời.

3. Không thành lập công đoàn có phải đóng kinh phí công đoàn không ?

Kính gửi luật sư, luật sư cho tôi hỏi tôi mới thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp tôi chưa thành lập công đoàn cơ sở thì tôi có phải đóng kinh phí công đoàn không? Nếu phải đóng thì mức đóng là bao nhiêu?
Tôi xin cảm ơn!

 

Luật sư tư vấn:

Điều 4, Nghị định 191/2013/NĐ- CP.  quy định:

Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo căn cứ trên thì doanh nghiệp có hay không thành lập công đoàn cơ sở thì đều thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn.

– Mức đóng kinh phí công đoàn: 2% tổng tiền lương đóng BHXH của đơn vị.

– Phương thức đóng kinh phí công đoàn:

+ Đóng theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

+ Nộp tại Liên đoàn Lao động quận/huyện nơi đặt trụ sở.

– Phân phối kinh phí công đoàn (theo: Luật công đoàn năm 2012)

+ Doanh nghiệp được sử dụng 68% tổng số thu kinh phí công đoàn.

+ 32% tổng số thu kinh phí công đoàn nộp cho công đoàn cấp trên

 

4. Khi nào doanh nghiệp phải thành lập công đoàn cơ sở ?

Kính gửi công ty Luật  Mai Sơn, tôi có một vấn đề mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Tôi mới thành lập doanh nghiệp hiện có 15 người lao động.
Vậy doanh nghiệp tôi có bắt buộc phải thành lập công đoàn cơ sở không? Và mức đóng thế nào?
Tôi xin cảm ơn!

 

Luật sư tư vấn:

Điều 6 Luật công đoàn năm 2012 quy định:

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Theo căn cứ trên thì công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Tức là không có quy định nào bắt buộc về việc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn cơ sở.

Mức đóng công đoàn phí.

Công đoàn phí được chia thành 2 loại:

– Kinh phí đóng Công đoàn.

– Đoàn phí công đoàn.

Theo khoản 1 Điều 37 Điều lệ công đoàn Việt Nam ngày 30/07/2013:

Kinh phí đóng Công đoàn Đoàn phí Công đoàn
Đối tượng Đơn vị sử dụng lao động Người lao động là đoàn viên công đoàn
Mức đóng 2% tổng tiền lương đóng BHXH của đơn vị.

Lưu ý: Không thành lập công đoàn cơ sở vẫn phải đóng kinh phí công đoàn.

1% mức tiền lương tham gia BHXH của mỗi người lao động. Mức tối đa là 10% lương cơ sở.

Lưu ý: Theo Hướng dẫn 238/HD-TLĐngày 04/03/2014 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

– Đơn vị chưa có công đoàn cơ sở thì người lao động không phải đóng đoàn phí công đoàn.

– Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 1 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí.

– Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên thì trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí công đoàn.

Phương thức đóng – Đóng theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

– Nộp tại Liên đoàn Lao động quận/huyện nơi đặt trụ sở.

Đoàn phí do đoàn viên đóng hàng tháng cho công đoàn cơ sở hoặc thu qua lương hàng tháng (nếu có thỏa thuận).
Phân Phối – Doanh nghiệp được sử dụng 68% tổng số thu kinh phí công đoàn.

– 32% tổng số thu kinh phí công đoàn nộp cho công đoàn cấp trên

– Doanh nghiệp được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn.

– 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn được nộp cho công đoàn cấp trên.

 

5. Chưa lập công đoàn có bắt buộc phải ký thỏa ước lao động tập thể không ?

Xin chào Luật Mai Sơn ! Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên nhưng chưa thành lập công đoàn vậy có bắt buộc phải ký thỏa ước lao động tập thể không ? Nếu không ký có bị xử phạt không ?
Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn!

 

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 của Bộ luật lao động 2019 quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau :

“1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.”

Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Như vậy thỏa ước lao động tập thể được ký kết đúng đắn, trên cơ sở bình đẳng, tự do thương lượng, hợp tác sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động, phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của hai bên.

Nội quy lao động theo Điều 119 Bộ Luật Lao động 2019 được hiểu là : Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh. Trong nội quy lao động không có sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nội quy lao động là do chủ sở hữu doanh nghiệp đặt ra để yêu cầu người lao động phải tuân thủ. Nội quy lao động phải được đăng ký với cơ quan quản lý lao động và phải được chấp thuận mới phát sinh hiệu lực. Nội quy có thể được sửa đổi, bổ sung khi cần thiết và phải đăng ký lại sau khi sửa đổi, bổ sung.

Theo đó nội quy lao động có thể hiểu là những quy định về kỷ luật lao động mà người lao động phải thực hiện khi lao động tại một tổ chức, quy định việc xử lý hành vi vi phạm kỉ luật lao động của người lao động, quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỉ luật lao động gây thiệt hại đến tài sản của công ty. Người lao động khi làm việc sẽ phải chấp hành những quy định trong nội quy lao động nếu không chấp hành thì sẽ bị xử lý kỷ luật.

Theo các quy định trên thì thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp. Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành. Khi thoả ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho mọi người lao động của mình biết.

Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Bộ Luật lao động 2019 như sau:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.

Theo các quy định trên thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Nếu khi doanh nghiệp bạn ký kết thỏa ước lao động mà không gửi đến cơ quan quản lý sẽ bị xử phạt theo điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ- CP.

“Điều 12. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

b) Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;

c) Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;

b) Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.”.

Như vậy trong các quy định của Bộ luật lao động 2019 không quy định trực tiếp bắt buộc phải có thỏa ước lao động tập thể hay không nếu doanh nghiệp bạn có từ 10 lao động trở lên thì phải có nội quy lao động. Nếu Doanh nghiệp bạn khi đã ký kết trong vòng 10 ngày phải gửi một bản thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Nếu công ty bạn không ký kết thỏa ước lao động tập thể thì sẽ không phát sinh trách nhiệm phải gửi thỏa ước đến cơ quan quản lý nhà nước và trường hợp đó cũng sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ tổng đài: 0975852995 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.