ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH THỰC PHẨM

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Ăn uống là một trong những nhu cầu căn bản và cấp thiết nhất không thể thiếu được của con người, do vậy kinh doanh thực phẩm luôn được đánh giá là loại kinh doanh tiềm năng, ổn định phục vụ nhu cầu cơ bản nhất của con người. Dù có trong thời kỳ nào đi chăng nữa thì con người vẫn luôn có một nhu cầu lớn đối với thực phẩm. Do đó, kinh doanh thực phẩm luôn là loại kinh doanh cực kỳ ổn định. Vậy những điều kiện để thành lập công ty  kinh doanh thực phẩm bao gồm những gì? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty luật Mai Sơn đưa ra bài viết điều kiện thành lập công ty du lịch dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • WTO;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty kinh doanh thực phẩm

Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, nhiều hay tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực thẩm.

Hiện nay phổ biến các hình thức kinh doanh thực phẩm bao gồm:

  • Kinh doanh thực phẩm tươi sống;
  • Cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm;
  • Kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến;
  • Kinh doanh dịch vụ ăn uống;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư bắt buộc phải đáp ứng trong những ngành, nghề đầu tư có điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư, luật, pháp lệnh và nghị định có liên quan.

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành thành lập công ty cần phải đủ những điều kiện sau:

Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài trước khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam thì phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Nhập khẩu và phân phối là lĩnh vực đầu tư đã được Việt Nam cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập WTO. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đã gia nhập WTO thì sẽ được phép kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam.

Về mặt hàng kinh doanh

Căn cứ tại Luật Đầu tư 2020 và các phụ lục ban hành kèm theo thì lĩnh vực đầu tư về kinh doanh thực phẩm thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm có vốn đầu tư nước ngoài sẽ phải bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện đối với nhà đầu tư trong nước

Theo quy định của pháp luật hiện hành, vì kinh doanh thực phẩm là ngành nghề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên các cơ sở kinh doanh bắt buộc phải đảm bảo đủ các điều kiện an toàn như sau:

Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Nguồn nước phục vụ sản xuất kinh doanh thực phẩm đạt quy chuẩn kỹ thuật;
  • Đầy đủ trang thiết bị phù hợp phục vụ chế biến, xử lý, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm và các trang thiết bị và dung cụ khử trùng, sát trùng hay dụng cụ chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Cơ sở sản xuất đáp ứng được điều kiện về hệ thống xử lý chất thải;
  • Phải lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc và xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ các quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện về bảo quản thực phẩm

  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng;
  • Ngăn ngừa được sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường đến thực phẩm. Đồng thời phải bảo đảm đủ ánh sáng, có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác. Đáp ứng đầy đủ các thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.

Điều kiện về vận chuyển thực phẩm

  • Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm và phải dễ làm sạch.
  • Bảo đảm được điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại, có thể gây nhiễm chéo hay bất kỳ hàng hóa nào khác gây ảnh hưởng đến thực phẩm.

Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những điều kiện như trên, quý khách bắt buộc phải liên hệ ban quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm để xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủ tục chuẩn bị sẽ như sau:

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đã có đăng ký ngành thực phẩm).
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại cơ sở do cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp.
  • Giấy xác nhận đủ kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất tại cơ sở.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

Lưu ý:

Trước khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ cơ sở và các nhân viên làm việc tại đó phải đăng ký tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm với Ban Quản lý An toàn thực phẩm của tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở kinh doanh.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Bộ công thương sẽ có thẩm quyền cấp đối với các cơ sở sản xuất rượu bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất ban đầu nông, lâm và thủy sản hay muối bao gồm toàn bộ quá trình từ trồng trọt đến thu hoạch và tại các chợ đầu mối, đấu giá nông sản.

Cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế sẽ có thẩm quyền cấp đối với những công ty có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ngày trở lên. Các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn. Dịch vụ ăn uống trong các bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp hay các bếp ăn tập thể, căn tin các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.

Lưu ý:

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng ba năm. Sau khi được cấp giấy thì cơ quan chức năng sẽ kiểm tra một lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm vốn đầu tư Việt Nam

Để có thể thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, quý khách cần chuẩn bị theo những bước sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ thành lập.
  • Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
  • Nhận kết quả tại Sở kế hoạch và Đầu tư.
  • Khắc dấu công ty và thực hiện một số thủ tục sau thành lập.

Danh mục ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Đối với ngành nghề kinh doanh thực phẩm thì khi thành lập quý khách có thể đăng ký một số ngành nghề kinh doanh như sau:

STT Ngành nghề Mã ngành nghề
1 Bán buôn thực phẩm. 4632
2 Bán lẻ lương thực, thực phẩm. đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp. 4711
3 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. 4722
4 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (loại được nhà nước cho phép) 4620
5 Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ. 4631

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Mai Sơn  để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!