ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY KINH DOANH GIÁO DỤC

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh giáo dục

Giáo dục luôn được xem là một trong những ngành có vai trò quan trọng hàng đầu được Nhà nước đặc biệt quan tâm và được tạo nhiều điều kiện. Tuy nhiên, để thành lập một công ty kinh doanh thì cần phải đáp ứng các đầy đủ các điều kiện gì? Trong bài viết dưới đây, Luật Mai Sơn sẽ hướng dẫn cụ thể về điều kiện thành lập công ty  kinh doanh giáo dục.

Căn cứ pháp lý:

  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Giáo dục 2019;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
  • Nghị định 86/2018/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
  • Nghị định số 143/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Kinh doanh giáo dục là gì?

Kinh doanh giáo dục là loại hình kinh doanh sử dụng vốn đầu tư tư nhân để mang đến các dịch vụ liên quan đến mục đích giáo dục.

Không chỉ đơn thuần là kinh doanh, mà đây còn là phương tiện để phát triển giáo dục tốt hơn, giúp đáp ứng tốt nhu cầu học tập đang ngày một tăng cao, nâng cao năng lực của mỗi người, từ đó, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Chính vì vậy mà hiện nay loại hình kinh doanh giáo dục đang rất được nhà nước khuyến khích và ban hành khá nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển.

Các hình thức kinh doanh giáo dục

Hiện nay, có khá nhiều hình thức kinh doanh giáo dục khác nhau được áp dụng. Song, tiêu biểu và phổ biên nhất là:

  • Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
  • Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
  • Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
  • Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh giáo dục

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Dựa theo mục 5 Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO quy định về dịch vụ giáo dục có thể thấy, Việt Nam khi gia nhập WTO chỉ cam kết đối với các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc tế và đào tạo ngôn ngữ.

Đối với các phân ngành Giáo dục bậc cao; Giáo dục cho người lớn; Các dịch vụ giáo dục khác thì chương trình đào tạo phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam phê chuẩn.

Với phương thức thành lập công ty kinh doanh giáo dục, cam kết của Việt Nam như sau:

  • Chưa cam kết đối với dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở (CPC 922)
  • Đến thời điểm hiện tại, không hạn chế đối với dịch vụ Giáo dục bậc cao (CPC 923); Giáo dục cho người lớn (CPC 924) và các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm đào tạo ngoại ngữ).

Theo quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP, bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện tương tự nhà đầu tư trong nước, thì nhà đầu tư nước ngoài nếu muốn thành lập giáo dục tại Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như cơ sở vật chất, vốn đầu tư, đội ngũ giáo viên, chương trình giáo dục, văn băng chứng chỉ, việc tiếp nhận học sinh.

Điều kiện về vốn đầu tư

Ngành nghề giáo dục không yêu cầu vốn pháp định khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu công ty giáo dục thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.

Ví dụ theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP, mức đầu tư (vốn điều lệ) khi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

  • Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 5 tỷ đồng.
  • Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng.
  • Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.

Điều kiện tên công ty

Căn cứ theo quy định tại Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, tên công ty giáo dục cần đáp ứng các điều kiện sau:

Có đủ 2 thành tố là: Loại hình công ty + Tên riêng.

  • Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký kinh doanh trước đó.
  • Không sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục để đặt tên công ty.
  • Không sử dụng tên của lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội để đặt tên công ty.

Địa chỉ trụ sở chính

Trụ sở chính của công ty giáo dục phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Địa chỉ trụ sở phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được xác định rõ: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, email (nếu có).
  • Không phải là nhà chung cư, căn hộ tập thể và những nơi hạn chế kinh doanh.
  • Doanh nghiệp nên lựa chọn những địa điểm phù hợp như tòa nhà văn phòng, địa chỉ nhà riêng để đăng ký làm địa chỉ công ty và phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp như hợp đồng thuê văn phòng, hợp đồng thuê/ mượn nhà.

Điều kiện về mã ngành

Các ngành nghề giáo dục đào tạo đều là những ngành nghề có điều kiện. Doanh nghiệp đăng ký mã ngành nào trong nhóm ngành giáo dục dưới đây thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngành nghề đó như: điều kiện về vốn, về chứng chỉ hành nghề, giấy phép con…

Ví dụ: Nếu muốn thành lập công ty về giáo dục mầm non, doanh nghiệp có thể đăng ký hai mã ngành nghề là 8511 – Giáo dục nhà trẻ và 8512 – Giáo dục mẫu giáo và phải đáp ứng các điều kiện như sau:

  • Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.
  • Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
  • Có đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định…

Người đại diện theo pháp luật của công ty

Người đại diện theo pháp luật của công ty cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là cá nhân, có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
  • Từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Không bắt buộc là người góp vốn trong công ty.

Quy trình đăng ký thành lập công ty kinh doanh giáo dục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ thành lập bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân.

Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;

  • Quyết định góp vốn, Văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức.

Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Công ty Luật Mai Sơn thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp (Trong trường hợp Quý khách hàng sửu dụng dịch vụ của Luật Mai Sơn)

Ngay sau khi tiếp nhận đủ thông tin và tư vấn các vấn đề liên quan đến tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh dự kiến của công ty, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty. Trên cơ sở các thông tin Quý khách hàng cung cấp, Công ty luật Mai Sơn soạn thảo hồ sơ thành lập công ty để chuyển Quý khách hàng trong thời gian 01 ngày làm việc.

Đối với ngành nghề kinh doanh của công ty giáo dục, Quý khách hàng có thể tham khảo một số mã ngành nghề kinh doanh sau:

STT Ngành nghề kinh doanh Mã ngành
1. Giáo dục nhà trẻ 8511
2. Giáo dục mẫu giáo 8512
3. Giáo dục tiểu học 8521
4. Giáo dục trung học cơ sở 8522
5. Giáo dục trung học phổ thông 8523
6. Đào tạo sơ cấp 8531
7. Đào tạo trung cấp 8532
8. Đào tạo cao đẳng 8533
9. Giáo dục thể thao và giải trí 8551
10. Giáo dục văn hóa nghệ thuật 8552
11. Giáo dục khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết:

– Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng;

– Các dịch vụ dạy kèm (gia sư);

– Giáo dục dự bị;

– Các trung tâm dạy học có các khoá học dành cho học sinh yếu kém;

– Các khoá dạy về phê bình, đánh giá chuyên môn;

– Dạy ngoại ngữ và dạy kỹ năng đàm thoại;

– Dạy đọc nhanh;

– Dạy về tôn giáo;

– Các trường của các tổ chức Đảng, đoàn thể.

Nhóm này cũng gồm:

– Dạy lái xe cho những người không hành nghề lái xe;

– Dạy bay;

– Đào tạo tự vệ;

– Đào tạo về sự sống;

– Đào tạo kỹ năng nói trước công chúng;

– Dạy máy tính.

8559
12. Dịch vụ hỗ trợ giáo dục 8560

Bước 2: Nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tại Bước 1, Công ty Luật Mai Sơn tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký danh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian hoàn thành: 03 – 05 ngày làm việc.

Bước 3: Khắc con dấu công ty

Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Luật Mai Sơn sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp;

Thời gian thực hiện: 01 ngày.

Bước 4: Công bố mẫu dấu

Sau khi có con dấu để con dấu có hiệu lực và được sử dụng cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

Thành lập doanh nghiệp là điều kiện cần. Tuy để công ty đầy đủ thủ tục và đi vào hoạt động ổn định công ty cần thực hiện thêm các thủ tục sau thành lập.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về điều kiện thành lập công ty kinh doanh giáo dục, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Mai Sơn để được hỗ trợ tốt nhất.