ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY DU LỊCH TẠI VIỆT NAM

Điều kiện thành lập công ty du lịch tại Việt Nam

Công ty du lịch là gì
  • Kinh doanh du lịch là các hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ du lịch. Kinh doanh du lịch cũng nằm trong hệ thống lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
  • Khi khách hàng có nhu cầu đi du lịch và tìm đến các công ty du lịch, công ty sẽ đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ và sự hưởng thụ trong những chuyến du lịch. Các sản phẩm và dịch vụ không hữu hình, nó ở dạng trải nghiệm đặc sắc và mới mẻ.
  • Thông thường, khi nhắc đến công ty du lịch, đa phần mọi người đều có suy nghĩ công ty du lịch là công ty kinh doanh về dịch vụ lữ hành. Nhưng trên thực tế, công ty du lịch là một công ty đa ngành nghề. Các ngành nghề một công ty du lịch có thể lựa chọn để kinh doanh đó là: Dịch vụ lữ hành; Vận tải khách du lịch; Lưu trú du lịch, nhà hàng, quán ăn và các dịch vụ du lịch khác. Mỗi ngành nghề dịch vụ du lịch đều có điều kiện riêng được quy định cụ thể trong Luật du lịch 2017.
  • .

 

Điều kiện thành lập công ty du lịch

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành

Dịch vụ lữ hành bao gồm hai hình thức

  • Dịch vụ kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Dịch vụ kinh doanh lữ hành quốc tế.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luậtvề doanh nghiệp;
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Điều kiện về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
  • Quản trị lữ hành;
  • Điều hành tour du lịch;
  • Marketing du lịch;
  • Du lịch;
  • Du lịch lữ hành;
  • Quản lý và kinh doanh du lịch;
  • Quản trị du lịch MICE;
  • Đại lý lữ hành;
  • Hướng dẫn du lịch;
  • Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư 13/2019/TTBVHTTDL có hiệu lực;
  • Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
  • Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản 2 Điều 3 Thông tư số 13/2019/TTBVHTTDL thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.

Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Điều kiện thành lập công ty kinh doanh vận tải du lịch

Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải du lịch phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật;
  • Điều kiện về quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải;
  • Điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Các loại cơ sở lưu trú du lịch

  • Khách sạn.
  • Biệt thự du lịch.
  • Căn hộ du lịch.
  • Tàu thủy lưu trú du lịch.
  • Nhà nghỉ du lịch.
  • Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
  • Bãi cắm trại du lịch.
  • Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

  • Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
  • Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn

  • Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
  • Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
  • Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
  • Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với biệt thự du lịch

  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
  • Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày
  • Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với căn hộ du lịch

  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
  • Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú du lịch

  • Có khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống.
  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà nghỉ du lịch

  • Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh.”
  • Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
  • Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

  • Có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.”
  • Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với bãi cắm trại du lịch

  • Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, phòng tắm, vệ sinh chung.
  • Có tủ thuốc cấp cứu ban đầu.
  • Có nhân viên bảo vệ trực khi có khách.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động để phát triển các dịch vụ du lịch khác.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký công nhận bao gồm:

  • Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
  • Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều kiện tiếp cận thị trường Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài:

  • Theo quy định tại Biểu cam kết WTO thì tỷ lệ % mà nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu vốn là không hạn chế, được đăng ký theo mã CPC 7471 Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch tại Giấy Chứng nhận đầu tư.
  • Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được tham gia góp vốn hoặc mua lại phần vốn góp của công ty du lịch tổ chức du lịch inbound. Đây là công ty du lịch lữ hành quốc tế chuyên tổ chức cho người nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam.
  • Công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài không được phép tổ chức outbound đưa người Việt Nam ra nước ngoài, và người nước ngoài đi du lịch từ Việt Nam ra nước ngoài.
  • Hướng dẫn viên du lịch làm việc cho công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam.
  • Công ty du lịch Việt Nam bán phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài đã được đăng ký mã ngành kinh doanh lữ hành quốc tế, điều hành tour 7912;
  • Công ty du lịch Việt Nam đã có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế inbound.

Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh du lịch, cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành xin vui lòng liên hệ công ty luật  Mai Sơn để được tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp nhất!