Điều kiện để lên sàn chứng khoán của doanh nghiệp là gì?
Lên sàn chứng khoán là cách huy động vốn, tối ưu chi phí vốn, tăng giá trị và quảng bá thương hiệu mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp hướng tới mục tiêu này. Vậy lên sàn chứng khoán là gì? Điều kiện để lên sàn chứng khoán là gì? Mời bạn hãy cùng Mai Sơn tìm hiểu điều kiện lên sàn chứng khoán của công ty cổ phần trong bài viết dưới đây.
Lên sàn chứng khoán là gì?
Lên sàn chứng khoán (Ipo– Initial Public Offering) là việc doanh nghiệp bắt đầu phát hành và chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng. Chứng khoán có thể là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ …Tuy nhiên, chủ yếu là cổ phiếu của công ty.
Đây là cách giúp doanh nghiệp huy động nguồn vốn từ nhiều nhà đầu tư trên thị trường, chi phí vốn thấp hơn so với việc đi vay. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện để lên sàn chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán.
Điều kiện để lên sàn chứng khoán của doanh nghiệp
Với tuỳ từng sàn chứng khoán, điều kiện được niêm yết sẽ khác nhau. Tuy nhiên, Khoản 1 điều 15 Luật Chứng khoán 2019 đã quy định các điều kiện cơ bản để doanh nghiệp lên sàn chứng khoán, bao gồm:
- Vốn điều lệ: Tại thời điểm đăng ký chào bán, vốn điều lệ của doanh nghiệp ghi trên sổ sách kế toán phải trên 30 tỷ đồng.
- Kết quả kinh doanh: Trong 2 năm liên tiếp liền trước năm đăng ký lên sàn chứng khoán, doanh nghiệp phải hoạt động có lãi. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không được có lỗ lũy kế tính tới năm đăng ký lên sàn chứng khoán.
- Phương án cụ thể: Doanh nghiệp phải có phương án phát hành và sử dụng nguồn vốn huy động được sau khi lên sàn. Phương án này phải được thông qua bởi đại hội đồng cổ đông.
- Tỷ lệ số cổ phiếu có quyền biểu quyết: Trong lần chào bán đầu tiên, ít nhất 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết của doanh nghiệp phải được bán cho tối thiểu 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn. Nếu số vốn điều lệ của doanh nghiệp từ 1000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ này giảm xuống còn 10%.
- Cam kết của cổ đông lớn: Các cổ đông lớn phải cam kết cùng nắm giữ 20% vốn điều lệ của doanh nghiệp trong thời gian tối thiểu 1 năm kể từ ngày kết thúc chào bán lần đầu.
- Yêu cầu về pháp lý: Tính đến thời điểm đăng ký lên sàn chứng khoán, doanh nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kết án liên quan đến các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nhưng chưa được xóa án tích.
- Đơn vị tư vấn: Doanh nghiệp phải có công ty chứng khoán tư vấn đăng ký phát hành chào bán chứng khoán (ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là công ty chứng khoán).
- Cam kết: Doanh nghiệp phải cam kết niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán trên các sàn chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán lần đầu.
- Yêu cầu về tài khoản: Doanh nghiệp phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
Lợi ích khi doanh nghiệp lên sàn chứng khoán
Lên sàn chứng khoán mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như thu hút nguồn vốn dồi dào từ công chúng, tăng giá trị tài sản, quảng bá thương hiệu… Cụ thể:
Huy động vốn từ công chúng
Thay vì chỉ tiếp cận được nguồn vốn từ các cổ đông sẵn có, vốn vay ngân hàng, vốn vay tổ chức tài chính… hay giới hạn số cổ đông tham gia khi bán chứng khoán riêng lẻ, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn của tất cả nhà đầu tư trên thị trường khi lên sàn chứng khoán. Nhờ đó, thu hút nhiều vốn hơn, có nhiều ngân sách chi cho hoạt động kinh doanh.
Mặt khác, vốn huy động từ việc bán chứng khoán là vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp không phải trả lãi, trả nợ như khi huy động vốn từ việc đi vay. Vì vây, doanh nghiệp không phải chịu áp lực nợ, có nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai.
Hoạt động minh bạch, tăng sự tín nhiệm của nhà đầu tư
Muốn chào bán chứng khoán ra công chúng, doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện niêm yết chứng khoán theo quy định. Trong đó, doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo tài chính, bản cáo bạch, phương án sử dụng vốn…. và nhiều giấy tờ liên quan khác, đảm bảo được tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Tăng giá trị doanh nghiệp
Các điều kiện để lên sàn chứng khoán nhằm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Vì công ty được phép lên sàn khi đã đáp ứng đủ các điều kiện để công ty lên sàn chứng khoán này, củng cố niềm tin của nhà đầu tư, giá trị công ty có thể sẽ tăng ngay sau khi phát hành chứng khoán.
Khi lên sàn chứng khoán, doanh nghiệp được định giá theo thị trường, dựa vào giá trị cổ phiếu. Nếu công ty thu hút được nhiều nhà đầu tư, định giá công ty tăng. Ngược lại, nếu cổ phiếu kém hấp dẫn, định giá công ty sẽ giảm. Giá trị công ty theo thị trường có thể cao hơn giá trị trên sổ sách kế toán.
Quảng bá thương hiệu, thu hút và giữ chân nhân sự công ty
Nhà đầu tư khi tìm hiểu về các mã cổ phiếu sẽ tìm kiếm các thông tin về doanh nghiệp phát hành. Việc lên sàn chứng khoán, hiện diện trước công chúng nhiều hơn là cơ hội để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, giá cổ phiếu tăng, thu hút nhiều nhà đầu tư trên thị trường, vị thế tăng cao, doanh nghiệp càng được nhiều người biết đến hơn. Đây cũng là thế mạnh giúp doanh nghiệp thu hút nhân sự mới và giữ chân nhân sự hiện tại gắn bó lâu dài.
Tạo bước đệm cho việc mua bán/sáp nhập
Một công ty có thể thâu tóm công ty khác bằng việc nắm giữ phần lớn số cổ phiếu do công ty đó phát hành. Việc lên sàn chứng khoán là bước đệm cần thiết cho việc mua bán/sáp nhập công ty sau này.
Một số hạn chế của IPO
Việc tuân thủ các thủ tục, quy trình theo quy định sau khi lên sàn chứng khoán là cần thiết để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp. Một số hạn chế như sau:
Quy định thành viên độc lập
Theo luật, đáp ứng điều kiện để niêm yết trên sàn chứng khoán, doanh nghiệp phải có ít nhất ⅓ thành viên là thành viên độc lập. Đồng thời, doanh nghiệp phải công khai thông tin của những người này với công chúng.
Thành viên độc lập hay thành viên hội đồng quản trị độc lập là thành viên nằm trong Hội đồng Quản trị (HĐQT) đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau:
- Không phải là người đã hoặc đang làm việc cho công ty/ công ty mẹ/ công ty con của công ty tí nhất trong 3 năm liền trước đó.
- Trừ các khoản phụ cấp mà thành viên HĐQT được nhận, người này không nhận lương/ thù lao của công ty.
- Không có người thân gồm vợ/ chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn/ người quản lý của công ty mẹ/ công ty con của công ty.
- Không trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ ít nhất 1% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty.
- Không phải người đã từng là thành viên HĐQT/ Ban kiểm soát của công ty ít nhất 5 năm liền trước đó (trừ trường hợp được bổ nhiệm 2 nhiệm kỳ liên tục).
Nhiều thủ tục trong việc bổ nhiệm, bãi nhiệm thành viên quản trị
Khi chưa lên sàn chứng khoán, chưa công bố ra đại chúng, việc bổ nhiệm, bãi nhiệm thành viên quản trị có thể được thực hiện nội bộ, theo văn bản nội bộ. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm, bãi nhiệm thực hiện chặt chẽ hơn theo luật, phải công khai với công chúng.
Nhiều thủ tục, trình tự khi tổ chức các hoạt động
Để đảm bảo tính minh bạch, việc triệu tập/họp hội đồng cổ đông phải được thực hiện theo thủ tục, trình tự đúng với quy định pháp luật.
Quyền chủ động trong hoạt động chứng khoán bị hạn chế
Các hoạt động liên quan đến chứng khoán của công ty đều được giám sát chặt chẽ bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Công khai các báo cáo định kỳ
Doanh nghiệp sau khi lên sàn chứng khoán phải thực hiện công khai các báo cáo định kỳ ra công chúng.
Đóng phí bắt buộc
Một số khoản phí doanh nghiệp bắt buộc phải đóng sau khi IPO như phí quản lý công ty đại chúng, phí lưu ký chứng khoán, phí quản lý…
Không phù hợp với công ty mới, công ty nhỏ
Bên cạnh việc đáp ứng vốn điều lệ bắt buộc khi IPO, doanh nghiệp cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn, bài bản trong tương lai, như vậy mới có tiềm năng phát triển sau khi IPO. Những điều này chưa phù hợp với những công ty mới, còn non trẻ.
Cách thức chào bán cổ phiếu chào bán lần đầu
Doanh nghiệp có nhiều cách thức chào bán cổ phiếu lần đầu sau khi lên sàn chứng khoán như sau:
- Thông qua bảo lãnh cam kết
- Đấu giá kiểu Hà Lan: Quy luật tương tự như đấu giá vật phẩm thông thường, tuy nhiên theo kiểu đấu giá giảm dần. Nghĩa là, ban đầu mức giá đưa ra rất cao, sau đó giảm dần cho đến khi có người chấp nhận mức giá đưa ra.
- Bán tại các sàn giao dịch trong nước hay sàn quốc tế uy tín (XM, IC Markets…
- Thông qua Internet
- Doanh nghiệp tự phát hành.
Trên đầy là những thông tin về khái niệm, lợi ích, các bước và điều kiện để lên sàn chứng khoán. Mai Sơn hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn về cách một doanh nghiệp lên sàn chứng khoán, từ đó nắm bắt được cơ hội đầu tư tốt trong tương lai.