Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mì gạo
Hiện nay, các sản phẩm chế biến từ gạo không còn xa lạ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Là một người với nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, các sản phẩm từ gạo của Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Để có thể tăng tính cạnh tranh trong thị trường kinh tế, các nhà kinh doanh luôn phải chú ý tới việc làm mới cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Song, việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm là một trong những điều kiện cần phải có để tiến hành kinh doanh. Trong bài viết sau đây, Luật Mai Sơn sẽ tổng hợp những quy định về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mỳ gạo.
Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022;
- Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Quy định về nhãn hiệu tại Việt Nam
Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 (sau đây được gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mì gạo
Bảng phân loại Hàng hóa Dịch Vụ (Nice) phiên bản 11 thì mì gạo thuộc:
- Nhóm 30: Mì gạo, sản phẩm từ gạo.
- Nhóm 35: Mua bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm mì gạo.
Một số sản phẩm mì gạo nổi tiếng tại Việt Nam
Mì gạo Hùng Lô
Mì gạo Hùng Lô, một sản phẩm của Hợp tác xã Hùng Lô, đã vinh dự được cấp giấy chứng nhận sản phẩm 4 sao theo tiêu chuẩn OCOP. Mì gạo Hùng Lô được thành lập từ năm 2016, với sản phẩm chính là phở và mì gạo. Qua 6 năm hoạt động, HTX Mì gạo Hùng Lô đã trở thành một đơn vị chuyên sản xuất mì gạo nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Mì gạo Cự Thắng
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Cự Thắng (HTX) hoạt động trong 6 lĩnh vực ngành nghề, trong đó có sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột (mỳ gạo). Với niềm tự hào là một trong những món ăn đặc sản quê hương, Mì gạo Cự Thắng, đã được rất nhiều người tiêu dùng đánh giá rất cao về hình thức và chất lượng sản phẩm.
Mỳ gạo Châu Sơn
Châu Sơn là một thôn của xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, nơi đây nổi tiếng với nghề làm mỳ gạo. Mỳ gạo Châu Sơn được làm từ gạo ngon nguyên chất, không dùng chất bảo quản, không dùng hóa chất tẩy trắng. Các khâu sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mỳ được phơi tại sân nhà tránh được những bụi bẩn. Chính điều này mà thương hiệu đã giữ chân được lượng lớn khách hàng.
Điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mì gạo
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Không phải tất cả nhãn hiệu đều có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà cũng có những nhãn hiệu không đủ điều kiện đăng ký bảo hộ. Cụ thể tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ;
- Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có;
- Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mì gạo
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mì gạo
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu về quyền sở hữu công nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP).
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc).
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu mì gạo là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định của Được quy định tại khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mì gạo nói riêng và tìm hiểu thêm về đăng ký nhãn hiệu nói chung, xin vui lòng liên hệ công ty luật Mai Sơn để được hỗ trợ tốt nhất.