ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO SẢN PHẨM RONG BIỂN

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rong biển

Rong biển là một món ăn phổ biến trong ẩm thực của người châu Á và giờ đây nó đã trở nên phổ biến đối với người dân trên toàn thế giới bởi rong biển là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Ăn rong biển là một cách để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng. Thường xuyên ăn rong biển có thể bảo vệ bạn khỏi một số bệnh như tuyến giáp, tim mạch, đường máu,…

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu sản phẩm rong biển

Nhóm 29

Rau đã được chế biến; rau đã được bảo quản (không phải rau đông lạnh); rong biển đã chế biến (cho thực phẩm); thực phẩm được làm chủ yếu từ trái cây, cụ thể là trái cây dầm đường, thạch trái cây; trái cây được bảo quản (không phải trái cây đông lạnh); rau đông lạnh; khoai tây đông lạnh; cà rốt (đông lạnh); kim chi củ cải (Kkakdugi); món Jangajji (được làm từ lá tía tô Hàn Quốc ngâm nước tương hoặc nước sốt đậu nành); củ cải ướp muối; món Doenjang-jigae (món ăn được nấu chín có thành phần chính là xốt đậu nành và đậu phụ); trái cây đóng chai, đã được chế biến; rau đóng chai, đã được chế biến; đồ ăn nhanh dạng thanh trên cơ sở hạt và quả hạch hữu cơ; thực phẩm làm từ nhân sâm đã chế biến, cụ thể là xúp; hồng sâm đã chế biến, sử dụng như rau; mứt nhão; khoai tây lát rán giòn ít béo; món Gatkimchi (món ăn Hàn Quốc làm từ thân và lá cải muối); rau đã sấy khô; hồng sâm đã sấy khô, được sử dụng như rau; rong biển cho thực phẩm (đã bảo quản); cá và động vật có vỏ cứng (đã bảo quản); thực phẩm làm từ cá.

Nhóm 30

Ngũ cốc được đánh bóng (hế phẩm ngũ cốc); gạo; món muesli (chế phẩm ngũ cốc – món điểm tâm gồm yến mạch đã được nghiền với các thành phần khác như gạo, trái cây và trộn với sữa; gạo đã làm bóng; lúa mạch đã xát vỏ; gạo lứt; gạo đen; gạo nếp; gạo đã xát; bột mì cho thực phẩm; tinh bột cho thực phẩm; ngũ cốc đã được chế biến, cụ thể là ngũ cốc dạng thanh giàu protein; sản phẩm được chế biến trên cơ sở ngũ cốc, cụ thể là thực phẩm ăn nhanh; lát ngũ cốc mỏng được sấy khô; chế phẩm ngũ cốc; bánh bao kiểu Hàn Quốc (Mandu); bánh bao đông lạnh; bánh bao hấp nhồi với thịt băm (niku-manjuh); bánh bao được nhồi nhân bên trong Jiaozi; món gimbap (gạo đã được nấu chín được cuộn trong lá rong biển khô theo kiểu Hàn Quốc); cơm cuộn rong biển (Gimbap) hình tam giác; mì sợi, mì sợi ăn liền; mì sợi được đựng trong cốc; gạo được nấu ở trong hộp; món topokki (món ăn đã được nấu chín bao gồm chủ yếu là bánh gạo được xào với bột ớt đã được lên men); mì sợi cuộn trong rong biển; món sushi của Nhật Bản.

Nhóm 31

Tảo/rong biển tươi (dùng làm thức ăn cho người và động vật); Quả tươi; rau tươi; phấn hoa (nguyên liệu thô); hoa tự nhiên và cây trồng tự nhiên; thức ăn cho gia súc; thức ăn cho vật nuôi trong nhà; giấy có cát dùng cho vật nuôi trong nhà (lót ổ); cát thơm dùng cho vật nuôi trong nhà (lót ổ); cá và động vật giáp xác (sống).

Nhóm 32

Đồ uống làm từ trái cây, rong biển không chứa cồn và nước quả ép; đồ uống không cồn; sinh tố hoa quả; đồ uống trên cơ sở trái cây, không chứa cồn; thức uống hoa quả; thức uống hoa quả trộn, không chứa cồn; nước giải khát bằng trái cây ướp lạnh (đồ uống); nước ép trái cây cô đặc; nước ép cà rốt; nước giải khát bằng quả dâu tây (đồ uống); nước ép dâu tây; nước giải khát bằng quả mận (đồ uống); nước ép mận; đồ uống lên men, không chứa cồn; đồ uống trên cơ sở lúa mạch, không chứa cồn; thức uống vitamin, không chứa cồn, không dùng cho mục đích y tế; nước ép táo; sinh tố; đồ uống từ nước ép lô hội, không chứa cồn; nước ép lô hội; nước ép cam; sinh tố rau củ; nước ép rau củ (đồ uống); nước ép hoa quả trộn; đồ uống hồng sâm, không chứa cồn, không dùng cho mục đích y tế; nước ngọt, không chứa cồn; nước khoáng [đồ uống]; nước [đồ uống]; bia; đồ uống trên cơ sở dừa, không chứa cồn; đồ uống trên cơ sở đậu nành, không chứa cồn; nước ép kiwi; nước ép hoa quả có ga; nước uống có ga; đồ uống từ nước ép cà chua, không chứa cồn; đồ uống từ nước ép dứa không chứa cồn.

Nhóm 43

Nhà hàng ăn uống; nhà hàng ăn uống kiểu Hàn Quốc, Nhật Bản; nhà hàng ăn uống chuyên thức ăn nhanh; nhà hàng ăn uống tự chọn; dịch vụ quầy bán sa lát; nhà hàng ăn uống theo phong cách phương Tây; dịch vụ chuỗi nhà hàng ăn uống; dịch vụ nấu ăn trong một chuyến bay trên máy bay; dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống trong chuyến bay trên máy bay; dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống do nhà hàng thực hiện trong khách sạn; dịch vụ cửa hàng làm bánh; dịch vụ quán cà phê trong nhà; dịch vụ cửa hàng bánh pizza; nhà hàng ăn uống kiểu Nhật Bản; nhà hàng ăn uống kiểu Trung Quốc; dịch vụ quầy rượu; dịch vụ quán rượu; dịch vụ quầy rượu kiểu Hàn Quốc; dịch vụ khách sạn.

Một số nhãn hiệu liên quan đến sản phẩm rong biển có uy tín trên thị trường

Nhãn hiệu rong biển khô Daesang chungjung

Daesang chungjung (Daechungim) là nhãn hiệu rong biển khô phổ biến nhất tại Hàn Quốc với hơn 40 năm kinh nghiệm. Tất cả các sản phẩm từ Daechungim đều được chế biến cẩn thận để khách hàng vẫn cảm nhận được hương vị và hương thơm của gim chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Hơn cả việc sản xuất hàng loạt, Daechungim luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm để bảo vệ sức khỏe cho những khách hàng thân thiết của mình. Ngoài ra, rong biển đều được ngư dân địa phương thu gom ở những vùng biển không bị ô nhiễm.

Nhãn hiệu rong biển nấu canh Wakame

Rong biển nấu canh Wakame có lẽ không còn xa lạ với người Việt Nam. Vì đây là nhãn hiệu phổ biến nhất ở Nhật Bản và được ưa chuộng hàng đầu tại Việt Nam. Loại rong biển này là thành phần chính của súp miso trứ danh hoặc dùng để xào, hấp, trộn, làm salad…Wakame có tính thanh mát, ăn giòn sần sật và có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Nhãn hiệu rong biển cuộn cơm Bibigo

Bibigo được ưa chuộng để làm các món cơm cuộn. Loại rong biển này phơi trong một thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời trước khi được rang một cách công phu để có những sản phẩm gim cuối cùng với hương vị thơm ngon tuyệt hảo.

Nhãn hiệu rong biển Dongwon F&B

Dongwon F&B là nhãn hiệu thực phẩm nổi tiếng của Hàn Quốc cung cấp cho người Hàn Quốc nhiều loại sản phẩm. Từ thực phẩm đóng hộp, gạo ăn liền đến thực phẩm tốt cho sức khỏe. Một danh mục quan trọng của nhãn hiệu này là các sản phẩm rong biển. Họ đã phát triển khoảng 12 sản phẩm liên quan đến rong biển bao gồm gim nướng, gim tẩm gia vị, gim cho kimbap và gim khô. Trong số các sản phẩm này, gim tẩm gia vị với nhiều loại dầu (dầu tía tô, dầu mè, dầu ô liu) từ Dongwon F&B là món được nhiều người Việt Nam yêu thích.

Nhãn hiệu rong biển khô cuốn sushi Nico Nico

Nhắc đến rong biển cuộn Sushi thì Nico Nico luôn là sự lựa chọn số 1 của các bếp trưởng. Sản phẩm này rất giòn dai và giàu các chất dinh dưỡng, chất đạm và chất khoáng, có hàm lượng vitamin cao gấp nhiều lần so với các loại thực phẩm thực vật khác. Ngoài dùng để cuốn sushi, Nico Nico còn có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng và ngon miệng trong gia đình phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng, cung cấp những năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.

Nhãn hiệu rong biển ăn kèm cơm Pulmuone

Pulmuone là một nhãn hiệu rong biển phổ biến khác ở Hàn Quốc. Sản phẩm rong biển của Pulmuone khá đa dạng, nhưng có lẽ nổi tiếng và bán chạy nhất có thể kể đến gim jaelae truyền thống và gim nướng bốn lần cho kimbap.

Nhãn hiệu rong biển khô tẩm bơ mật ong Namkwang Food

Namkwang Food sẽ kích thích sự thèm ăn của người dùng bởi hương vị đậm đà và mặn mòi từ dầu tía tô và dầu mè. Rong biển Namkwang Food không chứa bất kỳ đường, chất béo chuyển hóa hoặc cholesterol, vì vậy người dùng có thể ăn nó mà không cần lo lắng về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm rong biển

Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

  • Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ các phiên bản cập nhật mới nhất.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Mai Sơn

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

  • Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.
  • Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

  • Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 5: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

Bước 6: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài vui lòng liên hệ công ty luật Mai Sơn để được hỗ trợ nhanh, chuyên nghiệp nhất với chi phí hợp lý nhất!