Đăng ký bản quyền tác giả cho sách giáo khoa
Sách giáo khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành giáo dục không chỉ đưa đến tri thức cho học sinh mà còn tác động đến nhận thức của thế hệ trẻ. Vì tầm quan trọng của sách giáo khoa nên việc sách giáo khoa được đăng ký bản quyền như thế nào là điều mà nhiều khách hàng quan tâm. Và để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Mai Sơn đưa ra bài viết về đăng ký bản quyền tác giả cho sách giáo khoa dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019, 2022.
- Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Đăng ký bản quyền là gì?
Pháp luật thực định tại Việt Nam quy định quyền tác giả (hay thường gọi là bản quyền theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, việc đăng ký bản quyền là hình thức không bắt buộc, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm và tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức nhất định thì quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền.
Theo quy định của điều ước quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng, chủ thể sáng tạo ra sách giáo khoa là đối tượng nhận được sự bảo hộ quyền tác giả.
Bản quyền của sách giáo khoa là gì?
Sách giáo khoa là tác phẩm được xuất bản, cụ thể hóa theo các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Căn cứ Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì sách giáo khoa là loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa
Thủ tục đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa
Sau khi hoàn thiện tác phẩm, chủ sở hữu, tác giả tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa theo quy định của pháp luật. Trong đó chuẩn bị các tài liệu xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu và quá trình hình thành tác phẩm đúng thực tế.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa
Phương thức nộp hồ sơ bao gồm các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp Tại các Cục bản quyền tác giả.
- Nộp qua đường bưu điện đến các Cục bản quyền tác giả.
- Nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho sách giáo khoa
Cục bản quyền tác giả sau khi nhận được hồ sơ đăng ký sẽ tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ và sẽ đưa ra các quyết định tương ứng với các trường hợp như sau:
- Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ được nộp và được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc sai sót, cần bổ sung, điều chỉnh thì Cục bản quyền tác giả sẽ thông tin lại cho người nộp hồ sơ để họ tiến hành điều chỉnh. Trong thời gian quy định, cá nhân, tổ chức không tiến hành các hoạt động sửa đổi, bổ sung hoặc đã sửa đổi bổ sung mà hồ sơ vẫn không hợp lệ thì Cục bản quyền tác giả có quyền trả lại hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Trường hợp Cục bản quyền tác giả từ chối cáp Giấy phép đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa, Cục bản quyền tác giả phải có thông báo bằng văn bản tới người nộp hồ sơ.
Lưu ý: Khách hàng có thể rút ngắn thời gian xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho sách giáo khoa xuống còn 07 -10 ngày khi khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn và đại diện nộp đơn đăng ký của công ty luật Mai Sơn
Lệ phí đăng ký bản quyền tác giả cho sách giáo khoa
Lệ phí đăng ký là khoản phí và tác giả, chủ sở hữu tác phẩm sẽ phải trả cho cơ quan đăng ký (cục bản quyền tác giả) và tùy vào từng loại hình tác phẩm sẽ có cách tính phí khác nhau.
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức phí đối với đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa như sau: Chi phí cho việc Đăng ký quyền tác giả là 100.000 đồng/giấy chứng nhận.
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu của Cục bản quyền;
- Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả (02 bản): 02 bản được in trên giấy A4 tác phẩm có chữ ký hoặc dấu của tác giả, chủ sở hữu.
- Giấy tờ pháp lý của tác giả: CCCD/CMND.
- Giấy uỷ quyền cho Luật Mai Sơn để thực hiện thủ tục.
- Các tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả trong trường hợp tác phẩm đó có đồng tác giả.
- Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai.
Trong trường hợp người đăng ký không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty) thì hồ sơ cần các tài liệu sau:
- Giấy uỷ quyền cho Luật Mai Sơn để thực hiện thủ tục.
- Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả tác phẩm;
- Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (trường hợp nhận chuyển nhượng quyền từ bên khác);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân)
- Giấy cam đoan của tác giả/ các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩM, không vi phạm bản quyền của ai;
- Đơn đăng ký bản quyền theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
- Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sách giáo khoa
Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sách giáo khoa được thực hiện theo mẫu số 07 Thông tư số 08/2023/TT-BVHTTDL.
Một số câu hỏi có liên quan
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho sách giáo khoa là bao lâu?
Theo quy định pháp luật hiện hành, trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với sách giáo khoa?
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với sách giáo khoa như sau:
- Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ vô thời hạn.
- Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về đăng ký bản quyền tác giả cho sách giáo khoa, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Mai Sơn để được hỗ trợ tốt nhất.