CÔNG TY VIỆT NAM THÀNH LẬP CÔNG TY Ở NƯỚC NGOÀI

Công ty Việt Nam thành lập công ty ở nước ngoài

Thông qua việc Việt Nam gia nhập WTO cũng như ký kết nhiều Hiệp định bảo trợ đầu tư với nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể dễ dàng hơn trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh của mình thông qua việc thành lập công ty ở nước ngoài. Bài viết dưới đây của Luật Mai Sơn sẽ cung cấp cho quý khách thông tin điều kiện, thủ tục và một vài lưu ý khi công ty Việt Nam thành lập công ty ở nước ngoài.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Thủ tục công ty Việt Nam thành lập công ty ở nước ngoài

Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc đầu tư ra nước ngoài.
  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
  • Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
  • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
STT Tên giấy tờ Số lượng Quy cách
1 Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp 02 Bản sao y công chứng
2 Điều lệ công ty 01 Bản sao y
3 Báo cáo tài chính 02 năm liên tiếp; 01 Bản sao y
4 Bản cam kết của tổ chức tín dụng cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư hoặc xác nhận số dư ngân hàng về số dư tài khoản ngoại tệ 01 Bản chính
5 Xác nhận của cơ quan thuế về việc không nợ thuế cho nhà đầu tư 01 Bản chính

 

6 Xác nhận số dư ngân hàng để chứng minh đối với số vốn đầu tư ra nước ngoài. 01 Bản chính

 

7 Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có) – Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 01 Bản sao y
8 Hợp đồng thuê bất động sản hoặc hợp đồng mua bán bất động sản tại nước ngoài (Áp dụng đối với các dự án thuộc lĩnh vưc yêu cầu đầu tư xây dựng mới địa điểm: Dự án năng lượng; Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng) 01 Hợp pháp hóa lãnh sự, dịch công chứng

 

9 Đăng ký kinh doanh bên nước ngoài/ thỏa thuận chuyển nhượng vốn/ thỏa thuận góp thêm vốn. 01 Hợp pháp hóa lãnh sự, dịch công chứng.
10 Văn bản ủy quyền cho Luật Mai Sơn 01 Bản chính
Trình tự, thủ tục xin Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
  • Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
  • Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định (trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).

Bước 2: Thực hiện các thủ tục pháp lý tại nước ngoài liên quan đến thành lập công ty nước ngoài

Trong trường hợp Quý khách hàng chưa tìm được đơn vị tư vấn luật cung cấp dịch vụ tại nước khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty/chi nhánh công ty/ nhận chuyển nhượng vốn tại nước ngoài thì Công ty luật Mai Sơn sẽ hỗ trợ liên hệ và thực hiện các thủ tục liên quan cho quý khách hàng.

Bước 3: Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài để thành lập công ty tại nước ngoài.

Đăng ký giao dịch ngoại hối là thủ tục quan trọng trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư. Đăng ký giao dịch ngoại hối được hiểu là việc nhà đầu tư thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước các thông tin về nhà đầu tư, vốn đầu tư, tài khoản vốn đầu tư mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài và tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài.

Để tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối, quý khách có thể tham khảo một số bài viết liên quan trên website của Luật Mai Sơn

Một số lưu ý khi công ty Việt Nam thành lập công ty ở nước ngoài

Điều kiện để mở công ty ở nước ngoài có thể thay đổi tùy chọn theo quốc gia và lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Dưới đây là một số những điều kiện phổ biến mà quý khách có thể xem xét khi muốn thành lập công ty ở nước ngoài.

Về khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp Việt Nam

Kiểm tra xem Việt Nam và quốc gia mà quý khách muốn thành lập công ty có cùng là thành viên của WTO hoặc đã ký kết hiệp định tự do nào hay chưa.

  • Nếu không ký kết thì quý khách sẽ không thể thành lập được doanh nghiệp tại quốc gia đó
  • Nếu đã ký kết, quý khách cần kiểm tra trong biểu cam kết cũng như pháp luật nội địa của quốc gia đó để xác định tại đó có cam kết mở cửa thị trường với phương thức hiện diện thương mại đối với lĩnh vực kinh doanh mà quý khách muốn thực hiện khi thành lập công ty không.

Về yêu cầu pháp lý và quy định kinh doanh

Sau khi kiểm tra, nếu doanh nghiệp từ Việt Nam có thể thành lập công ty ở nước ngoài, quý khách sẽ cần tìm hiểu thêm các quy định và pháp luật cuẩ quốc gia đó. Điều này bao gồm việc đăng ký doanh nghiệp, lập hồ sơ, và thêm thủ thuật các quy tắc về thuế, lao động và bất động sản.

Về mức vốn tối thiểu

Một số quốc gia sẽ yêu cầu quý khách phải xác định mức tối thiểu vốn đầu tư và tối thiểu để được phép mở công ty. Số vốn này có thể khác nhau thuộc vào quốc gia và lĩnh vực kinh doanh.

Về hình thức doanh nghiệp

Quý khách cần xem xét pháp luật của quốc gia đó cho phép những hình thức nào của công ty có vốn nước ngoài sẽ được thành lập. Nếu ngành nghề quý khách lựa chọn sẽ bị hạn chế về hính thức, ví như không được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài quý khách cần tìm trước đối tác là nhà đầu tư trong nước của quốc gia đó để có thể đáp ứng điều kiện này.

Một số công ty Việt Nam đã thành lập công ty tại nước ngoài

Viettel Telecom tại Lào

Viettel đã thành lập công ty con tại Lào, mang tên “Unitel” để cung cấp dịch vụ viễn thông tại nước này. Unitel đã trở thành một trong những nhà màng cung cấp dịch vụ di động lớn và phát triển nhanh chóng tại Lào.

Viettel Timor-Leste tại Timor-Leste

Viettel đã mở công ty tại Timor-Leste để phát triển dịch vụ viễn thông ở quốc gia này. Công ty con của Viettel tại Timor-Leste đã giúp nâng cao khả năng tiếp cận viễn thông cho người dân và doanh nghiệp khu vực

Vinamilk tại Mỹ

Tập đoàn Sữa Việt Nam Vinamilk đã thành lập công ty con tại Mỹ để xuất khẩu sản phẩm sữa và thực phẩm đến thị trường này. Hiện nay Vinamilk đã trở thành một trong những thương hiệu bán chạy tại quốc gia này.

Trên đây là những tư vấn của Luật Mai Sơn về chủ đề công ty Việt Nam thành lập công ty ở nước ngoài. Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty tại nước ngoài, tư vấn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, đăng ký giao dịch ngoại hối vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!