Công ty nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam qua nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt đối với nhà đầu tư là một công ty nước ngoài thì có thể đầu tư theo một trong các hình thức: Đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, Liên doanh với nhà đầu tư trong nước, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh… Trên thực tế, một trong những hình thức đầu tư mà công ty nước ngoài thường lựa chọn đó là thành lập công ty con tại Việt Nam. Để quý khách hàng hiểu hơn về thủ tục này, Công ty luật Mai Sơn xin tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Cam kết WTO;
- Các Hiệp định thương mại tự do có liên quan;
- Luật đầu tư năm 2020;
- Luật doanh nghiệp năm 2020;
Công ty mẹ, công ty con
Trước hết ta phải hiểu công ty mẹ, công ty con là như nào? Khác với chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty nước ngoài, công ty mẹ – công ty con là hai thực thể độc lập với nhau, có tư cách pháp nhân riêng. Tuy nhiên, công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định đối với công ty con (phần vốn góp của công ty mẹ trong công ty con); Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con; Công ty mẹ có quyền chi phối các quyết định của công ty con bằng nhiều hình thức.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Thủ tục thành lập công ty con tại Việt Nam
Công ty nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam thường là hình thức góp vốn đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Thủ tục thành lập công ty con tại Việt Nam được tiến hành như sau:
Bước 1: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Công ty nước ngoài thành lập công ty con ở Việt Nam thì dù công ty chiếm 1% hay đến 100% vốn của công ty tại Việt Nam cũng phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Thuyết minh năng lực tài chính kèm xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tiền đầu tư theo vốn điều lệ kê khai hoặc báo cáo tài chính của công ty nước ngoài (có lãi tương ứng với vốn điều lệ góp tại của công ty Việt Nam)
- Giải trình đáp ứng điều kiện;
- Quyết định thành lập;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê nhà
- Bản sao đăng ký kinh doanh công ty nước ngoài;
- Điều lệ công ty nước ngoài;
- Hộ chiếu đại diện của nhà đầu tư;
- Giới giới thiệu nộp hồ sơ.
Bước 2: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty nước ngoài (công ty mẹ) nộp hồ sơ đề nghị thành lập công ty con tới Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi công ty con đặt trụ sở chính. Hồ sơ thành lập bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký Thành lập công ty con.
- Quyết định Thành lập công ty con của công ty mẹ;
- Biên bản Thành lập công ty con của công ty mẹ;
- Thông báo thành lập công ty con của công ty mẹ;
- Dự thảo Điều lệ công ty;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
- Chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy đăng ký kinh doanh cho công ty con.
Bước 3: Thủ tục khắc dấu pháp nhân và đăng tải mẫu dấu của công ty
Thời hạn hoàn thành từ 02 – 03 ngày làm việc
Một số lưu ý
- Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau;
- Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Công ty mẹ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với công ty con;
- Công ty mẹ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản đối với công ty con theo quy định tại Điều 190 Luật doanh nghiệp năm 2020.
Công ty luật Mai Sơn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến thành lập công ty con tại Việt Nam vui lòng liên hệ hotline 0975 852 995 để được tư vấn chi tiết.