Công ty luật hợp doanh là gì? Điều kiện vào thủ tục thành lập

Công ty luật hợp doanh là gì? Điều kiện vào thủ tục thành lập

Hiện nay, công ty luật hợp danh  là một trong các tổ chức hành nghề luật sư. Vậy đặc điểm của công ty luật hợp danh là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của công ty luật hợp danh? Hãy cùng Mai Sơn  tìm hiểu chi tiết các thông tin về công ty luật hợp danh trong bài viết sau nhé!

1. công ty luật là gì?

Công ty luật là hình thức tổ chức hành nghề luật sư (cùng với Văn phòng luật sư), là công ty hoạt động trong lĩnh vực Luật/Pháp lý và được Sở tư pháp nơi có Đoàn Luật sư mà Giám đốc hoặc Chủ sở hữu Công ty luật là thành viên cấp giấy phép thành lập và hoạt động.

2. Đặc điểm công ty luật hợp danh

2.1 Công ty luật hợp danh có tư cách pháp nhân

Công ty luật hợp danh có tư cách pháp nhân

Công ty luật hợp danh là tổ chức có tên riêng, có trụ sở giao dịch và có tài sản được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Công ty được đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương – nơi có Đoàn luật sư.

Công ty luật hợp danh do luật sư ở các Đoàn luật sư cùng tham gia thành lập và đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương – nơi có trụ sở của công ty.

Việc đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh khác với việc đăng ký thành lập đối với các công ty thương mại thông thường. Phần lớn, các công ty này phải thực hiện việc đăng ký thành lập tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư cấp tỉnh.

2.2 Thành viên công ty luật hợp danh phải là luật sư

Thành viên công ty luật hợp danh phải là luật sư

Luật sư phải đáp ứng các điều quy định về trình độ năng lực, phẩm chất, năng lực dân sự, đạo đức nghề nghiệp…Ngoài ra, người muốn trở thành luật sư phải là những người có bằng cử nhân luật và đáp ứng các điều kiện về năng lực, sức khỏe theo quy định của pháp luật.

Thành viên công ty luật cần phải trải qua thời gian đào tạo nghiệp vụ luật sư với thời gian trong vòng 12 tháng. Hiện nay, điều kiện để trở thành luật sư theo quy định của pháp luật Việt Nam có những điểm khác biệt so với quy định của một số quốc gia khác.

Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn và do ít nhất hai luật sư thành lập. Đây cũng là một điểm khác biệt so với thành viên công ty hợp danh thông thường. Công ty hợp danh thông thường ngoài thành viên hợp danh thì sẽ có thêm thành viên góp vốn.

Đối với Văn phòng luật sư thì Trưởng Văn phòng là người chịu trách nhiệm và là người đại diện về hoạt động của Văn phòng luật sư. Các luật sư đều có quyền thống nhất phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý, kiểm soát và đại diện công ty trước pháp luật.

Ví dụ: Chị B là thành viên công ty luật hợp danh ký hợp đồng dịch vụ pháp lý cho anh B. Trong quá trình thực hiện các cam kết trong hợp đồng, nếu chị A thực hiện không đúng cam kết thì anh B có thể khởi kiện đối với công ty (bị đơn).

2.3 Về trách nhiệm của thành viên công ty

Về trách nhiệm của thành viên công ty

Công ty hợp danh thông thường được áp dụng chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với nghĩa vụ, khoản nợ tài chính của công ty. Tuy nhiên, trong cơ cấu của công ty hợp danh thì thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn, còn thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn.

Công ty luật hợp danh là một công ty  hợp danh  đặc biệt. Vì vậy, các thành viên của công ty đều là luật sư và phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn trước mọi hoạt động của công ty.

3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của Công ty luật hợp danh

3.1 Điều lệ của công ty luật hợp danh

Điều lệ công ty luật hợp danh

Trong tất cả các văn kiện cấu thành công ty thì bản điều lệ đóng vai trò rất quan trọng. Điều lệ công ty được hình thành trên nền tảng của sự đồng thuận, cam kết của các luật sư và được coi là một trong những cốt lõi làm nên sự thành công của công ty.

Thực tế, do hệ thống pháp luật chưa thực sự minh bạch, rõ ràng nên các vấn đề về điều hành, tổ chức, nghĩa vụ và quyền của thành viên…vô cùng cần thiết trong điều lệ công ty. Xét về mặt nguyên tắc, điều lệ công ty không được trái với quy định của pháp luật ban hành.

Điều lệ công ty luật hợp danh sẽ quy định rõ việc quản lý công ty, quy chế tổ chức và thể hiện sự đồng thuận của luật sư là thành viên hợp danh. Do đó, điều lệ trong công ty có tính chất bắt buộc thi hành đối với tất cả các thành viên của công ty.

Điều lệ không chỉ điều chỉnh mối quan hệ nội bộ giữa các thành viên với nhau mà còn điều chỉnh mối quan hệ đối ngoại của công ty với những người có liên quan. Một bản điều lệ công ty tốt sẽ là nhân tố khẳng định trình độ quản lý và khả năng phát triển của công ty.

3.2 Cơ chế phân chia quyền lực trong công ty

Cơ chế phân chia quyền lực trong công ty

Cơ cấu tổ chức, điều hành và cơ chế quản lý của công ty luật hợp danh dựa trên nền tảng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra, cơ cấu tổ chức công ty luật không có sự phân chia quyền lực rõ ràng giữa các thành viên với nhau.

Sự phân chia quyền lực trong công ty không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn mà còn được xây dựng dựa trên cơ sở tư cách pháp lý của các thành viên. Đây là một điểm khác biệt nổi bật về sự phân chia quyền lực của công ty luật hợp danh so với các loại hình công ty khác.

Quyền đại diện của công ty luật thuộc về tất cả các thành viên hợp danh (gọi là luật sư). Thông thường, các thành viên hợp danh sẽ thống nhất và lựa chọn người đại diện phù hợp với công ty trong tất cả các thành viên hợp danh của công ty.

Công ty sẽ thiết lập quyền bình đẳng giữa các thành viên với nhau mà không phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty. Cơ sở để minh chứng cho người đại diện công ty được ghi nhận tại hợp đồng thành lậpđiều lệ công ty hay trong Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh.

Cơ chế hoạt động của công ty được điều chỉnh bằng các thiết chế pháp luật chung đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ chế còn được điều chỉnh bởi các thiết chế pháp luật chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực ngành nghề, tập quán và đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

Cơ chế quản lý này không chỉ tạo nên sự khác biệt trong việc phân chia quyền lực của công ty so với các loại hình kinh doanh khác mà còn góp phần thể hiện tính chuyên nghiệp, bền vững trong quản trị công ty luật hiện nay.

3.3 Cơ cấu, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của luật sư

Cơ cấu, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của luật sư

Cơ cấu thành viên công ty luật hợp danh được phân loại theo những tiêu chí khác nhau như nguồn vốn đầu tư, mức độ, tỷ lệ chiếm giữ vốn góp và tư cách pháp lý của công ty. Mỗi loại thành viên có một địa vị pháp lý khác nhau trong quá trình thành lập, tồn tại và phát triển của công ty.

Năng lực và trình độ của luật sư góp phần rất lớn trong việc điều hành công ty. Luật sư khi hành nghề không chỉ là những nhà đầu tư thuần túy, mà họ còn là những luật sư cung cấp các sản phẩm dịch vụ pháp lý cao mang tính chuyên nghiệp hóa cho khách hàng.

Các luật sư của công ty hợp danh không chỉ đòi hỏi về năng lực, trình độ mà còn cần sự trung thành, cẩn trọng đối với cộng đồng vì công lý và mang tính nhân văn cao cả.

4. Thủ tục thực hiện trong công ty

4.1 Thành phần hồ sơ thành lập

Thành phần hồ sơ đăng ký hoạt động công ty

Tổ chức hành nghề luật sư được đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương (nơi có Đoàn luật sư) mà Giám đốc công ty luật hoặc Trưởng văn phòng luật sư là thành viên.

Căn cứ theo Điều 35 Khoản 2 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:

2. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;

b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;

c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;

d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Trong thời gian 10 ngày, Sở Tư pháp sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư. Nếu bên Sở Tư pháp từ chối thì sẽ nêu lý do và thông báo bằng văn bản, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 7 ngày (tính từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động) thì Giám đốc công ty luật hoặc Trưởng văn phòng luật sư phải thông báo bằng văn bản, kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên trong tổ chức đó.

4.2 Thủ tục thực hiện

4.2.1 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Công ty cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh. Thành phần hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty và danh sách thành viên. Ngoài ra, cần bổ sung bản sao các giấy tờ trong các trường hợp sau.

  • Đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, cần bổ sung một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân. Cụ thể, đối với công dân Việt Nam cần có Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Nếu thành viên là tổ chức thì cần có Giấy tờ pháp lý của tổ chức. Đối với trường hợp người nộp hồ sơ là người đại diện theo ủy quyền thì cần bổ sung Giấy tờ pháp lý của cá nhân và Văn bản ủy quyền đại diện.
  • Đối với thành viên là người nước ngoài, cần có Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế vẫn còn hiệu lực. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự (chứng nhận lãnh sự).
  • Trường hợp công ty đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở được chuyển đổi từ mô hình hộ kinh doanh. Khi đó, Công ty cần bổ sung bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành lập Công ty hợp danh, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Sau khi xem xét, nếu hợp lệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp sẽ được Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản. Trong thông báo sẽ ghi rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

4.2.2 Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ Điều 32 Khoản 1, 2, 3 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:

“1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

  1. a) Ngành, nghề kinh doanh;
  2. b) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
  3. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  4. Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 30 ngày kể từ ngày được công khai.”

Khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện khai báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự. Sau đó, thực hiện đóng các khoản phí và lệ phí.

Việc thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là quy định không thể thiếu trong quy trình và thủ tục thành lập Công ty hợp danh. Nếu không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn, công ty sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng.

Nội dung công bố phải bao gồm các nội dung như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty. Thời hạn công bố là trong vòng 30 ngày kể từ ngày công ty nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4.2.3 Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp

Con dấu pháp nhân là một công cụ có tính pháp lý, dùng để nhận biết  và phân biệt các doanh nghiệp. Con dấu được cấp sau khi công ty đã hoàn thành các thủ tục thành lập Công ty hợp danh hoặc sau khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp.

Con dấu được làm theo yêu cầu để tạo hình cố định trên văn bản nhằm thể hiện tính pháp lý, tư cách pháp nhân của chủ sở hữu con dấu. Khi con dấu đã được đóng lên nghĩa là đã xác lập giá trị pháp lý cho văn bản đó. Dấu công ty bao gồm 2 loại.

  • Dấu tròn dùng để thể hiện và khẳng giá trị pháp lý của doanh nghiệp. Con dấu tròn là con dấu pháp nhân, phải được đăng ký tại cơ quan công an. Con dấu tròn chỉ được sử dụng khi công ty đã được cấp Giấy chứng nhận.
  • Dấu vuông gồm dấu chức danh, dấu logo công ty, dấu mã số thuế. Các con dấu này đều có giá trị pháp lý khi đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Dấu vuông có thể sử dụng nội bộ và không phải chịu sự quản lý chặt chẽ của Cơ quan nhà nước.

Trong thời gian từ 01 đến 02 ngày làm việc, công ty phải đi khắc con dấu tại cơ quan khắc dấu. Việc khắc dấu được thực hiện sau khi công ty đã được Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét hồ sơ thành lập và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.4 Bước 4: Thông báo về mẫu con dấu của doanh nghiệp

Hồ sơ thông báo về mẫu con dấu pháp nhân của doanh nghiệp phải có thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp. Đính kèm là Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về nội dung, hình thức và số lượng của con dấu.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu của công ty, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi Giấy biên nhận về cho công ty. Đồng thời, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu cho doanh nghiệp.

5. Công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh

Công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật hợp danh

Có 4 trường hợp bắt buộc doanh nghiệp phải công bố lên trang điện tử bao gồm sau khi doanh nghiệp thành lập, sau khi nội dung đăng ký bị thay đổi, sau khi doanh nghiệp giải thể và sau khi có thông báo về việc phát hành cổ phiếu phổ thông.

Căn cứ theo Điều 38 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ việc công bố nội dung đăng ký hoạt động trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:

1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây:

a) Tên tổ chức hành nghề luật sư;

b) Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch;

c) Lĩnh vực hành nghề;

d) Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác;

đ) Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định tại khoản 1 Điều này.

Hiện nay, công bố nội dung đăng ký công ty là việc công ty thông báo công khai những nội dung đăng ký kinh doanh lên Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp. Đây được xem là một trong những thủ tục hành chính để giới thiệu công ty với công chúng.

Việc công bố thông tin giúp công ty có thể lưu giữ các thông tin đăng ký kinh doanh và theo dõi được từng bước thay đổi phát triển của công ty. Ngoài ra, các thông tin của công ty sẽ được lưu giữ điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Công bố thông tin giúp doanh nghiệp công khai minh bạch thông tin cho các cơ quan có liên quan của tổ chức hoặc cá nhân có yêu cầu. Việc công bố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan đăng ký kinh doanh quản lý, thống kê và biết được hiệu quả đăng ký doanh nghiệp.

6. Quyền và nghĩa vụ của luật sư công ty luật hợp danh

Quyền và nghĩa vụ của luật sư công ty luật hợp danh

Thành viên của công ty luật hợp danh có các quyền như nhận thù lao từ khách hàng, thực hiện dịch vụ pháp lý, thuê luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài hay nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư, hợp tác với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

Ngoài ra, luật sư công ty còn có quyền thành lập chi nhánh và văn phòng giao dịch trong nước, đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài và các quyền khác dựa theo quy định của điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.

Căn cứ theo Điều 40 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ nghĩa vụ của luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:

1. Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.

Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.

Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.

Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí.

Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác.

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.

Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ là một quá trình hành động mà mỗi thành viên bắt buộc phải thực hiện, dù là đạo đức hay hợp pháp. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của pháp luật ban hành thì thành viên công ty luật phải thực hiện đúng theo quy định của điều lệ công ty.

Luật sư phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. Nếu thành viên nào vì mục đích trục lợi cho cá nhân, tổ chức mà cố ý vi phạm sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Trường hợp nhẹ thì sẽ phạt hành chính, nặng thì chịu án hình sự.

7. Các câu hỏi xoay quanh công ty luật hợp danh

7.1 Khi nào sẽ chấm dứt hoạt động của của tổ chức hành nghề luật sư?

Khi nào sẽ chấm dứt hoạt động của của tổ chức hành nghề luật sư?

Đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động như tự chấm dứt, hợp nhất hoặc sáp nhập thì chậm nhất là 30 ngày, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư, Sở Tư pháp ở địa phương (nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh).

Ngoài ra, trước thời điểm chấm dứt hoạt động thì tổ chức hành nghề luật sư phải thanh toán xong các khoản nợ và làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với nhân viên, luật sư của tổ chức hành nghề luật sư.

Tổ chức hành nghề luật sư phải thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Đối với các trường hợp nếu không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.

Căn cứ theo Điều 47 Khoản 1 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ việc chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:

1. Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Tự chấm dứt hoạt động;

b) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động;

c) Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;

d) Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập;

đ) Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết.

Đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động như bị thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì trong thời hạn 7 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Cơ quan thuế, Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi giấy phép.

Trong thời gian 60 ngày (tính từ ngày bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động) thì tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ và làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư hoặc nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư.

Trường hợp chấm dứt hoạt động khi Giám đốc hoặc Trưởng văn phòng luật chết thì trong thời hạn 7 ngày, Sở Tư pháp sẽ ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh.

Trong vòng 7 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Cơ quan thuế và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Ngoài ra, giải quyết về quyền lợi tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

7.2 Khi nào tạm dừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư?

Khi nào tạm dừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư?

Căn cứ theo Điều 46 Khoản 1 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ việc tạm dừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:

1. Tổ chức hành nghề luật sư có quyền tạm ngừng hoạt động nhưng phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh, chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày tạm dừng hoặc tiếp tục hoạt động. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá hai năm.

Báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động có những nội dung chính sau đây:

a) Tên tổ chức hành nghề luật sư;

b) Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động;

c) Địa chỉ trụ sở;

d) Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;

đ) Lý do tạm ngừng hoạt động;

e) Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư.

Ngoài ra, Sở Tư pháp có quyền yêu cầu tổ chức tạm ngừng hoạt động khi phát hiện tổ chức đó không có đủ điều kiện để hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật ban hành.

Trong thời gian tạm ngừng hoạt động thì tổ chức hành nghề luật sư phải tiếp tục thanh toán các khoản nợ trước đó và nộp đủ số thuế còn nợ. Phải hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động (không tính các trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện thì phải thỏa thuận lại với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng đó. Tuy nhiên, nếu tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng hoạt động thì văn phòng giao dịch, các chi nhánh cũng phải dừng hoạt động.

Thông tin về công ty luật hợp danh là nội dung mà Mai Sơn  muốn gửi đến bạn. Mọi thắc mắc về công ty các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Mai Sơn  để được giải đáp nhanh nhất nhé! Đừng quên theo dõi các bài viết bổ ích khác của Mai Sơn nhé!