Công ty hợp danh phá sản thủ tục ra sao?

Công ty hợp danh phá sản thủ tục ra sao?

Có thể bạn quan tâm

Kỷ luật sinh con thứ 3 của viên chức như thế nào?

Tư vân pháp luật trong lĩnh vực đất đai nhanh

Quy định đảng viên đi làm kinh tế hiện nay ở Việt Nam

Công ty hợp danh là một loại hình công ty được pháp luật doanh nghiệp nước ta công nhận và bảo hộ. Đây là loại hình công ty khá đặc biệt bởi vì tính chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của các thành viên hợp danh. Theo đó trong trường hợp không may mà công ty hợp danh không thể tiếp tục hoạt động được nữa mà phải thực hiện thủ tục phá sản thì các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại tất cả các khoản nợ của công ty. Vậy thì “Công ty hợp danh phá sản” thủ tục sẽ như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu các quy định cụ thể về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Mai Sơn  nhé.

Khái niệm công ty hợp danh?

Căn cứ khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm công ty hợp danh như sau:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Căn cứ khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thi thành viên hợp danh được quy định:

+ Là cá nhân

+ Phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty

+ Có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

Về quyền của thành viên hợp danh

Căn cứ khoản 1 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của thành viên hợp danh như sau:

Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;

Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;

Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Về nghĩa vụ của thành viên hợp danh?

Căn cứ khoản 2 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về nghĩa vụ của thành viên hợp danh như sau:

Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;

Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;

Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;

Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;

Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Công ty hợp danh phá sản

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Người có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty hợp danh:

  • Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,

Người có quyền yêu cầu phá sản tiến hành nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty hợp danh đặt trụ sở chính. Tuy nhiên thẩm quyền này thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi công ty hợp danh đăng ký thành lập, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài.
  • Công ty hợp danh mất khả năng thanh toán có chi nhánh; văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
  • Công ty hợp danh mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Phương thức nộp: Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn; tài liệu; chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
  • Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện.
  • Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Bước 2: Tòa án xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công; Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:

  • Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ: Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản; tạm ứng chi phí phá sản; trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
  • Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn.
  • Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác.
  • Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản; gửi cho người nộp đơn và hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản; biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản; tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Bước 3: Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn; công ty hợp danh mất khả năng thanh toán; chủ nợ; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan thuế; doanh nghiệp có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia; Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân; 02 số báo địa phương liên tiếp nơi công ty hợp danh mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.

Bước 4: Triệu tập hội nghị chủ nợ

Triệu tập Hội nghị chủ nợ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ,

Hoãn Hội nghị chủ nợ nếu không đáp ứng đủ điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ.

Thông qua Hội nghị chủ nợ, thực hiện một trong các đề nghị sau:

  • Đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động công ty hợp danh
  • Tuyên bố phá sản.

Bước 5: Phục hồi công ty hợp danh

Tiến hành phục hồi công ty hợp danh theo phương hướng mà hội nghị chủ nợ thông qua.

Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản hoặc Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nếu công ty hợp danh không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán.

Bước 6: Thi hành quyết định tuyên bố công ty hợp danh bị phá sản

Trường hợp công ty hợp danh không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố công ty hợp danh phá sản.

Thanh lý tài sản phá sản; Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

  • Chi phí phá sản.
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trường hợp giá trị tài sản của công ty hợp danh sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về thành viên công ty hợp danh.

Khuyến nghị

Mai Sơn là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Công ty hợp danh phá sản chúng tôi cung cấp dịch vụ giải thế công ty Công ty Mai Sơn luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Công ty hợp danh phá sản” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Mai Sơn với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về thành lập công ty nhanh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0975 852 995

Câu hỏi thường gặp:

Ai có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh?

Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về thẩm quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh thì thẩm quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty hợp danh thuộc về:
– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà công ty không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
– Người đại diện theo pháp luật của công ty có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty mất khả năng thanh toán.
– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Đặc điểm của công ty hợp danh là gì?

Căn cứ Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh bao gồm những đặc điểm cơ bản như sau:
+ Số lượng thành viên ít nhất bằng 2
+ Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
+ Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán.

Điều kiện phá sản công ty hợp danh ra sao?

Công ty hợp danh bị tuyên bố phá sản khi đáp ứng cả 2 điều kiện sau:
– Công ty hợp danh đã mất khả năng thanh toán. mất khả năng thanh toán là tình trạng công ty không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán
– Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản
Như vậy, công ty hợp danh phá sản khi mất khả năng thanh toán và có quyết định của Tòa án, không được tự tuyên bố phá sản.