CÓ SAI PHẠM NGHIÊM TRỌNG TRONG HÀNH NGHỀ ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP LÀM THIỆT HẠI ĐẾN LỢI ÍCH CỦA NHÀ NƯỚC THÌ TỔ CHỨC BỊ PHẠT BAO NHIÊU TIỀN?

Có sai phạm nghiêm trọng trong hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước thì tổ chức bị phạt bao nhiêu tiền?

Tôi có một câu hỏi như sau: Có sai phạm nghiêm trọng trong hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước thì tổ chức bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của chị N.H.T ở Lâm Đồng.

Có sai phạm nghiêm trọng trong hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước thì tổ chức bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm b khoản 4, khoản 5 Điều 7, Nghị định 99/2013/NĐ – CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 7 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ – CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiết lộ thông tin chưa được phép công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến quá trình tiếp nhận, thẩm định, xử lý các loại đơn đăng ký, khiếu nại, yêu cầu xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp;

b) Có sai phạm nghiêm trọng trong khi hành nghề đại diện làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc xã hội.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ – CP  quy định về mức phạt tiền như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng.

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

Theo quy định trên, tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm nghiêm trọng trong hành nghề làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng.

Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.

Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm nghiêm trọng trong hành nghề làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước không?

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 99/2013/NĐ – CP  quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:

Thẩm quyền xử phạt

1. Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 99/2013/NĐ – CP  được sửa đổi bởi điểm a khoản 14 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ – CP quy định về thẩm quyền của thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Khoa học và Công nghệ

1. Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ – CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các Điều từ 16 đến 21 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Theo đó, Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp với mức phạt tiền cao nhất là 500.000 đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

Do tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm nghiêm trọng trong hành nghề làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 240.000.000 đồng nên Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ không có quyền xử phạt tổ chức này.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm nghiêm trọng trong hành nghề làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước là bao lâu?

Theo điểm a khoản 1 Điều 6 , Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm nghiêm trọng trong hành nghề làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước là 02 năm.