Cơ quan nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim phải hoạt động Nhà nước đầu tư, hỗ trợ hay không?

Cơ quan nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim phải hoạt động Nhà nước đầu tư, hỗ trợ hay không?

Cơ quan nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim phải hoạt động Nhà nước đầu tư, hỗ trợ hay không? Cơ quan nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim bao gồm những cơ quan nào? Tôi xin chân thành cảm ơn. Câu hỏi của chị N (Bình Dương).

Cơ quan nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim phải hoạt động Nhà nước đầu tư, hỗ trợ hay không?

Cơ quan nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim phải hoạt động Nhà nước đầu tư, hỗ trợ hay không phải căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022, nội dung như sau:

Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh

2. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

d) Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị; biên tập, dịch, làm phụ đề phim để phục vụ hoạt động giới thiệu đất nước, con người Việt Nam;

Theo quy định trên, hoạt động nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị thuộc đối tượng được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ.

Cơ quan nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim theo hình thức mua bao gồm những cơ quan nào?

Cơ quan nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim theo hình thức mua bao gồm những cơ quan nào phải căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 131/2022/NĐ- CP, nội dung như sau:

Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị

1. Cơ quan, tổ chức Nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị bằng các hình thức mua hoặc nhận tặng cho kịch bản phim, phim.

2. Cơ quan, tổ chức Nhà nước mua kịch bản phim, phim bao gồm:

a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.

Như vậy, cơ quan nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim theo hình thức mua bao gồm những cơ quan sau:

– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.

Cơ quan nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim bằng hình thức mua phim thì việc đánh giá kịch bản do đối tượng nào thực hiện?

Cơ quan nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim bằng hình thức mua phim thì việc đánh giá kịch bản do đối tượng nào thực hiện phải căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 131/2022/NĐ- CP nội dung như sau:

Nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao để tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, lưu trữ và phục vụ nhiệm vụ chính trị

3. Trình tự, thủ tục đánh giá tư tưởng, nghệ thuật kịch bản phim, phim nhận chuyển giao như sau:

a) Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này thành lập Hội đồng đánh giá tư tưởng, nghệ thuật kịch bản phim, phim. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận để đi đến thống nhất, Hội đồng có ít nhất từ 05 thành viên (là số lẻ) bao gồm:

– Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo cơ quan nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim;

– Các Ủy viên khác của Hội đồng gồm đại diện cơ quan nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kịch bản phim, phim; biên kịch, đạo diễn, các nhà chuyên môn về điện ảnh có kinh nghiệm, uy tín nghề nghiệp và các chức danh khác phù hợp do cơ quan nhận chuyển giao lựa chọn;

– Thư ký của Hội đồng do cơ quan nhận chuyển giao quyết định.

b) Thành viên Hội đồng nhận xét, đánh giá kịch bản phim, phim, chấm điểm theo thang điểm 10, bội số là 0,5 theo tiêu chí sau:

– Xuất sắc: Chấm các điểm 9,0 đến 10 đối với kịch bản phim, phim có nội dung tư tưởng sâu sắc, giá trị nhân văn cao, khái quát được những vấn đề lớn của đời sống xã hội, có phát hiện độc đáo về cuộc sống và con người; ngôn ngữ điện ảnh, kỹ thuật cao, đặc sắc;

– Tốt: Chấm các điểm 7,5 đến 8,5 đối với kịch bản phim, phim có nội dung tư tưởng tốt, có tính nhân văn và giá trị xã hội; ngôn ngữ điện ảnh, kỹ thuật tốt, tạo được sức hấp dẫn;

– Khá: Chấm các điểm 6,0 đến 7,0 đối với kịch bản phim, phim có nội dung tư tưởng tốt, có ý nghĩa xã hội nhất định; ngôn ngữ điện ảnh, kỹ thuật còn hạn chế;

– Trung bình: Chấm các điểm từ 5,5 trở xuống đối với kịch bản phim, phim có nội dung tư tưởng, ngôn ngữ điện ảnh, kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

Như vậy, cơ quan nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu kịch bản phim bằng hình thức mua phim thì việc đánh giá kịch bản do Hội đồng đánh giá tư tưởng, nghệ thuật kịch bản phim, phim.