Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được quản lý dựa theo nguyên tắc nào? Chương trình này các nhiệm vụ thường xuyên nào?
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được quản lý dựa theo nguyên tắc nào?
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được quản lý dựa theo nguyên tắc được quy định tại Điều 2 Thông tư 03/2021/TT – BKHCN như sau:
Nguyên tắc quản lý Chương trình
1. Thực hiện theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Việc quản lý Chương trình phải bảo đảm công khai, minh bạch. Các nhiệm vụ thuộc Chương trình được triển khai theo đúng mục tiêu, nội dung và không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền khác.
3. Sử dụng kinh phí của Chương trình đúng mục đích, có hiệu quả, không lãng phí, tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được quản lý dựa theo nguyên tắc sau:
– Thực hiện theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
– Việc quản lý Chương trình phải bảo đảm công khai, minh bạch. Các nhiệm vụ thuộc Chương trình được triển khai theo đúng mục tiêu, nội dung và không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể uyền khác.
– Sử dụng kinh phí của Chương trình đúng mục đích, có hiệu quả, không lãng phí, tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 có các nhiệm vụ thường xuyên nào?
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 có các nhiệm vụ thường xuyên được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT – BKHCN như sau:
Nhiệm vụ thuộc Chương trình
Nhiệm vụ thuộc Chương trình bao gồm các nhiệm vụ thường xuyên và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
1. Nhiệm vụ thường xuyên thuộc Chương trình: Là nhiệm vụ gắn với chức năng, chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý Chương trình, được thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán của cơ quan quản lý Chương trình được phê duyệt, bao gồm:
a) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ ở trong và ngoài nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới quy định tại điểm a khoản 2 mục II Điều 1 Quyết định số 2205/QĐ-TTg;
b) Biên soạn, phát hành tài liệu về sở hữu trí tuệ quy định tại điểm b khoản 6 mục II Điều 1 Quyết định số 2205/QĐ-TTg;
c) Vinh danh, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ quy định tại điểm d khoản 6 mục II Điều 1 Quyết định số 2205/QĐ-TTg.
2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình: Là các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Nhà nước thông qua tuyển chọn hoặc giao trực tiếp để thực hiện các nội dung quy định tại mục II Điều 1 Quyết định số 2205/QĐ-TTg, trừ các nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 có các nhiệm vụ thường xuyên như sau: là nhiệm vụ gắn với chức năng, chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan quản lý Chương trình, được thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán của cơ quan quản lý Chương trình được phê duyệt, bao gồm:
– Hỗ trợ đăng ký bảo hộ ở trong và ngoài nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới quy định tại điểm a khoản 2 mục II Điều 1 Quyết định 2205/QĐ- TT năm 2020
– Biên soạn, phát hành tài liệu về sở hữu trí tuệ quy định tại điểm b khoản 6 mục II Điều 1 Quyết định 2205/QĐ- TT năm 2020
– Vinh danh, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ quy định tại điểm d khoản 6 mục II Điều 1 . Quyết định 2205/QĐ- TT năm 2020
Ai có trách nhiệm tổ chức quản lý nhiệm vụ thường xuyên cấp tỉnh thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030?
Ai có trách nhiệm tổ chức quản lý nhiệm vụ thường xuyên cấp tỉnh thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 03/2021/TT – BKHCN như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện Chương trình theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại khoản 5 Điều 2 Quyết định số 2205/QĐ-TTg.
2. Tổ chức quản lý các hoạt động chung, nhiệm vụ thường xuyên và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thuộc Chương trình theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Phối hợp quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ thuộc Chương trình thực hiện trên địa bàn.
4. Sở Khoa học và Công nghệ hoặc cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức quản lý các nhiệm vụ thường xuyên cấp tỉnh thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.