Cách tra cứu logo công ty đã đăng ký hay chưa
Logo là một trong những cách thức giúp công ty thể hiện được mục tiêu kinh doanh, tạo điểm nhấn với khách hàng và quảng bá thương hiệu. Bởi vậy, hiện nay nhiều công ty mới thành lập muốn tạo ra một logo công ty để khẳng định thương hiệu, còn băn khoăn không biết logo đó đã được đăng ký hay chưa. Bài viết dưới đây, Luật Mai Sơn sẽ hướng dẫn quý khách hàng cách tra cứu logo công ty đã đăng ký hay chưa?
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.
- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Logo là gì?
- Logo có thể hiểu là một biểu tượng được cấu thành từ văn bản và hình ảnh nhằm nhận diện doanh nghiệp, tổ chức.
- Logo là một biểu trưng, biểu tượng được thể hiện bởi tập hợp những ký tự, hình ảnh và màu sắc nhằm tạo nên một dấu hiệu nhằm mục đích nhận diện thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường trong tư vấn sở hữu trí tuệ logo thường còn được gọi với tên gọi là nhãn hiệu hình.
- Dưới góc nhìn pháp lý, logo có thể được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới dạng tác phẩm theo cơ chế của quyền tác giả hoặc dưới dạng nhãn hiệu.
- Thông thường, đăng ký logo dưới dạng nhãn hiệu là phổ biến và mang lại nhiều quyền lợi cho chủ sở hữu hơn khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gắn với logo đó. Căn cứ Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định:“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Nhãn hiệu có nghĩa là một chữ hay một cụm từ, nhiều khi chỉ là một ký tự hay một hình ảnh được phác thảo, hoặc một biểu tượng đặc trưng của cá nhân hay công ty (logo).
Ý nghĩa của việc đăng ký logo đối với công ty?
- Thứ nhất, tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Logo có thể tạo ra dấu ấn đặc trưng, sự liên tưởng hình ảnh mạnh mẽ với một doanh nghiệp. Việc đăng ký logo có thể giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu và không bị nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác.
- Thứ hai, thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Những logo có thiết kế thu hút, thú vị luôn dễ dàng hấp dẫn người tiêu dùng. Khi logo công ty đã hấp dẫn và để lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng thì khả năng cao họ sẽ lựa chọn sản phẩm của công ty.
- Thứ ba, tăng khả năng cạnh tranh. Trong lĩnh vực cạnh tranh, logo đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong thời buổi kinh tế thị trường, các hoạt động giả mạo, cạnh tranh không lành mạnh xảy ra thường xuyên, nếu không sở hữu cho mình một dấu hiệu nhận biết riêng, việc phải chịu rủi ro pháp lý là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, đối với trường hợp logo công ty đã đăng ký quyền tác giả thì tác giả hoặc chủ sở hữu của logo đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ được hưởng một số quyền lợi sau:
- Quyền làm tác phẩm phái sinh: tác giả có quyền tạo ra sản phẩm phái sinh trên logo gốc nhưng với hình thức, cách thức trình bày mới so với tác phẩm khác
- Quyền sao chép: tác giả thực hiện hoặc cho người khác thực hiện veiecj tạo r a bản sao tác phẩm
- Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: tác giả được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác dùng bất kì cách thức nào để bán, cho thuê, chuyển nhượng bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
- Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm
- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm đến công chúng.
Mục đích của việc tra cứu logo công ty
- Tránh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng nhãn hiệu đã được bảo hộ của chủ thể khác
- Đánh giá khả năng bảo hộ của logo công ty
- Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu, soạn thảo hồ sơ nếu thông qua tra cứu biết được logo đã được đăng ký
- Lựa chọn logo công ty đã được đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu đang còn hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng logo, nhãn hiệu đó.
Cách tra cứu logo công ty đã đăng ký hay chưa?
Tra cứu logo công ty đã được đăng ký hay chưa sẽ có hai hình thức tra cứu: tra cứu sơ bộ hoặc tra cứu chuyên sâu. Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp và mục đích tra cứu mà lựa chọn loại hình tra cứu phù hợp.
Tra cứu sơ bộ
Bước 1: Truy cập vào một trong các địa chỉ tra cứu sau:
- Trang tra cứu nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO): https://www.wipo.int/romarin
Bước 2: Nhập thông tin logo (nhãn hiệu) công ty cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm.
- Để hoạt động tra cứu được hiệu quả hơn, quý khách hàng cần thêm một vài công cụ tìm kiếm nâng cao như: Công cụ cho phép Người dùng có kỹ năng tìm kiếm thông tin về đối tượng cần tra cứu theo các trường, từ khoá lựa chọn với các toán tử khác nhau (và; hoặc; và không; hoặc không) hoặc các ký tự (*; ?)
- Lưu ý: đối với hoạt động tra cứu nâng cao trên sẽ không áp dụng được ở trang tra cứu nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (vì logo thuộc loại nhãn hình).
Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ.
- Khi thực hiện hoạt động tra cứu, quý khách hàng cần hiểu rõ công ty mình kinh doanh loại hàng hóa nào, tên sản phẩm/dịch vụ của hàng hóa đó.
- Sau đó, thực hiện tra cứu loại sản phẩm/dịch vụ đó trên bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ.
- Kết quả nhận được là sản phẩm/dịch vụ công ty đang kinh doanh thuộc nhóm nào trong bảng phân loại quốc tế Ni-xơ để nhập vào ô tra cứu.
Lưu ý:
- Hoạt động tra cứu sơ bộ sẽ càng hiệu quả nếu thông tin khách hàng điền vào các tiêu đề tra cứu càng cụ thể, đầy đủ và chính xác.
- Hình thức tra cứu sơ bộ này quý khách hàng có thể tự thực hiện được nên không mất phí. Đây cũng là ưu điểm lớn nhất của hình thức tra cứu sơ bộ này.
- Tuy nhiên, đối với hình thức tra cứu sơ bộ cũng tồn tại những nhược điểm đó là không đúng 100% vì sẽ có những nhãn hiệu đang trong giai đoạn chờ thẩm định hoặc chưa được nhập thông tin lên trang website của Cục Sở hữu trí tuệ,…
Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu
Chính bởi hình thức tra cứu sơ bộ chưa thể chính xác 100% nên doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tra cứu chuyên sâu. Có thể hiểu, tra cứu chuyên sâu là hình thức tra cứu do người có chuyên môn hoạt động ở các cơ quan có thẩm quyền trong việc thẩm định/cấp văn bằng bảo hộ thực hiện.
Đối với những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt thì doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức tra cứu chuyên sâu thông qua các Công ty Luật.
- Bước 1: Gửi mẫu logo cần tra cứu đến Luật Mai Sơn thông qua hình thức hotline, zalo hoặc trực tiếp.
- Bước 2: Luật Mai Sơn sẽ gửi lại thông tin cho quý công ty trong vòng từ 3 -5 ngày kết quả tra cứu.
Cách tra cứu logo công ty đã đăng ký quyền tác giả hay chưa?
Bước 1. Truy cập vào địa chỉ tra cứu của Cục Bản quyền tác giả
Bước 2: Nhập thông tin liên quan đến tác phẩm tra cứu
- Thời gian đăng ký
- Thông tin về tác phẩm: tên tác phẩm, số chứng nhận
- Thông tin về tác giả: họ và tên
- Thông tin về chủ sở hữu: họ và tên
Bước 3: Chọn “Lọc” để được kết quả cần tra cứu
Lưu ý:
- Hoạt động tra cứu bản quyền tác giả sẽ càng hiệu quả nếu thông tin khách hàng điền vào các tiêu đề tra cứu càng cụ thể, đầy đủ và chính xác.
- Ưu điểm của hình thức tra cứu này quý khách hàng có thể tự thực hiện được nên không mất phí.
Trên đây là nội dung cách tra cứu logo công ty đã đăng ký hay chưa mà Luật Mai Sơn thông tin đến quý khách. Đại diện sở hữu công nghiệp – Công ty luật Mai Sơn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ liên quan đến đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu, tra cứu nhãn hiệu để hỗ trợ Quý khách, vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất.