BẢNG TỔNG HỢP CÁC LOẠI BÁO CÁO KẾ TOÁN CẦN NỘP TRONG NĂM 2023

Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm doanh nghiệp cần nộp khá nhiều loại báo cáo và tờ khai thuế khác nhau (lệ phí môn bài, thuế môi trường, thuế giá trị gia tăng…). Tuy nhiên, thông thường doanh nghiệp sẽ nộp 5 loại báo cáo, tờ khai thuế chính dưới đây:

  1. Lệ phí (thuế) môn bài;
  2. Tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT);
  3. Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN);
  4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
  5. Báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Doanh nghiệp bắt buộc phải hoàn thành và nộp các báo cáo, tờ khai thuế trên theo đúng quy định của pháp luật, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính. Trong trường hợp, doanh nghiệp có phát sinh thêm những loại thuế, báo cáo khác chẳng hạn như: Thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế môi trường… thì doanh nghiệp phải bổ sung tờ khai để nộp.

Vậy, lịch nộp tờ khai, báo cáo thuế 2023 được quy định như thế nào? Tiền thuế phải nộp và nếu nộp chậm bị xử phạt ra sao? Luật Mai Sơn sẽ giúp bạn làm rõ dưới đây.

1. Bảng tổng hợp các loại báo cáo kế toán cần lập trong năm 2023

Để hạn chế rủi ro về mặt pháp lý, kế toán cần lưu lại những loại báo cáo doanh nghiệp cần phải nộp hằng tháng, hằng quý sau đây:

STT Loại báo cáo Nội dung báo cáo Thời hạn nộp
1. Nộp lệ phí môn bài Công ty có trách nhiệm nộp lệ phí môn bài khi:

– Công ty nộp lệ phí môn bài mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoặc

– Nếu trong năm, doanh nghiệp có thay đổi về vốn.

Chậm nhất ngày 30/01 hằng năm.
2. Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý Công ty có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi:

– Công ty mua hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in; hoặc

– Công ty sử dụng hóa đơn điện tử nhưng hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố và được cơ quan thuế bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in trong thời gian chưa khắc phục được sự cố.

Công ty sử dụng sẽ phải gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế.

Quý I: Chậm nhất ngày 30/4

Quý II: Chậm nhất ngày 31/7

Quý III: Chậm nhất ngày 31/10

Quý IV: Chậm nhất ngày 31/1

3. Báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân Từ 01/07/2022, công ty chi trả thu nhập sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Công ty khấu trừ thuế phải tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử, không bắt buộc phải đăng ký, thông báo phát hành, chuyển dữ liệu điện tử đến Cơ quan Thuế.

khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, các công ty cổ phần chi trả thu nhập không phải thực hiện thủ tục báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế với cơ quan thuế.

4. Nộp Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng/quý Công ty trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm kê khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng hoặc theo quý. – Theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo

– Theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên quý tiếp theo.

5. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài; thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng), công ty phải thực hiện tạm nộp thuế. Quý I: Chậm nhất ngày 30/4

Quý II: Chậm nhất ngày 31/7

Quý III: Chậm nhất ngày 31/10

Quý IV: Chậm nhất ngày 31/1

6. Nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quý hoặc theo tháng Hiện nay, có 02 phương pháp tính thuế GTGT đó là phương pháp tính thuế trực tiếp và phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Theo đó, hồ sơ khai thuế sẽ khác nhau đối với từng phương pháp.
7. Quyết toán thuế năm đối với thuế thu nhập cá nhân Công ty phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.

Trường hợp công ty không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong năm tính thuế thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính
8. Quyết toán thuế năm đối với thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm, công ty phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là TNDN) đến Chi cục Thuế quản lý trực tiếp. Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (ngày 31/3) hoặc năm tài chính (đối với các công ty cổ phần lựa chọn kỳ kế toán khác năm dương lịch)
9. Nộp báo cáo tài chính năm Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế.

Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.

Ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Báo cáo tài chính bắt buộc gồm:

+ Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01a – DNN

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02 – DNN

+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNN

– Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 – DNN

 2. Một số lưu ý khi lập báo cáo doanh nghiệp trong năm

Khi lập các loại báo cáo doanh nghiệp nêu trên, kế toán cần lưu ý về thời hạn nộp báo cáo để tránh rủi ro doanh nghiệp bị xử phạt do chậm nộp.

Các báo cáo phải sử dụng đúng mẫu theo quy định để tránh tình trạng bị trả hồ sơ và phải nộp lại nhiều lần.

 

Trân trọng cảm ơn Quý công ty.

Mọi sự phản hồi, xin gửi đến: Ls. Vũ Hoàng Long

-Địa chỉ liên hệ: Số 19 Lưu Quang Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

-Điện thoại: 094.176.2609

-Email: luatmaison.info@gmail.com