Thủ tục thành lập công ty con
Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó. Do đó, hiện nay các công ty có thể đa dạng hình thức hoạt động kinh doanh doanh của mình.
Công ty mẹ, công ty con
Trước hết ta phải hiểu công ty mẹ, công ty con là như nào? Khác với chi nhánh, văn phòng đại diện, đạ điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, công ty mẹ – công ty con là hai thực thể độc lập với nhau, có tư cách pháp nhân riêng.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Công ty mẹ là một công ty sở hữu một phần chính hoặc toàn bộ số cổ phần của một công ty khác để có thể kiểm soát việc điều hành và các hoạt động của công ty này (công ty con) bằng việc gây ảnh hưởng hoặc bầu ra bộ máy quản lý của công ty con. Công ty mẹ chính là công ty đầu tư vốn vào vốn điều lệ của một hoặc một số công ty khác thông qua đó nắm quyền kiểm soát chúng. Như vậy bản chất pháp lý của công ty mẹ, công ty con thể hiện mối quan hệ sở hữu vốn điều lệ giữa chúng với nhau. Sự vận động của các cổ phần trong vốn điều lệ dẫn tới sự vận động của quyền sở hữu. Sự thay đổi mức sở hữu của công ty này đối với vốn điều lệ của công ty khác dẫn tới thiết lập mối quan hệ công ty mẹ và công ty con hoặc chấm dứt mối quan hệ khác.
Công ty con là một mô hình doanh nghiệp được doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó. Công ty con được xem như một giải pháp thích hợp cho các doanh nghiệp trong việc hạn chế rủi ro gặp phải trong công việc đầu tư kinh doanh của mình.
Đặc điểm quan hệ công ty mẹ – công ty con
- Công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có sản nghiệp riêng (pháp nhân kinh tế đầy đủ);
- Công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động của công ty con;
- Công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm HĐQT, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều một công ty có thể vừa là công ty con của một công ty mẹ vừa là công ty mẹ của một công ty khác.
- Trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con nói chung là trách nhiệm hữu hạn;
- Về mặt lý thuyết, mô hình quan hệ này sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức của các công ty trong nhóm có chiều sâu không hạn chế; tức công ty mẹ, con công ty con, công ty cháu…
Lưu ý: Mặc dù công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, và nếu công ty con là công ty có trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp hay cổ phần của mình mà thôi, nhưng do mối quan hệ có tính chất chi phối các quyết định của công ty con, nên luật pháp nhiều nước bắt buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con.
Ưu nhược điểm của mô hình công ty mẹ – con
Ưu điểm của mô hình công ty mẹ – con
- Là một tổ chức kinh tế năng động: từ tổ chức ban đầu, liên kết có thể mở rộng ra với quy mô đa sở hữu ngày càng lớn, với sự hoạt động đa ngành, đa phương, thậm chí đa quốc gia;
- Địa vị pháp lý của công ty mẹ cũng như công ty con có tính độc lập, do đó các công ty con phát huy được sáng tạo, quyền tự chủ, tự do định đoạt để giải quyết những vấn đề nhanh hơn ở công ty.
- Nhờ có sức mạnh của công ty mẹ mà vị thế của công ty con thường nâng cao hơn khi tham gia các quan hệ kinh tế.
- Tạo nên sức mạnh hợp nhất nguồn lực và cơ cấu tài chính: Công ty mẹ công ty con giúp cho việc nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sự hoà nhập giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh lấy việc phát triển khoa học công nghệ mới làm cơ sở liên kết. Các công ty con là đơn vị sản xuất kinh doanh còn nhiệm vụ ứng dụng kết quả nghiên cứu các công nghệ mới của công ty mẹ để biến thành lực lượng sản xuất, chuyển nhanh các sản phẩm đó ra thị trường. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty con.
- Mô hình này cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con.
- Chiếm lĩnh, mở rộng và củng cố thị trường; thu được nhiều lợi nhuận hơn.
- Với mô hình này, các doanh nghiệp có thể thực hiện được sự liên kết với các doanh nghiệp khác làm tăng khả năng canh tranh, tăng độc quyền của thiểu số phân tán sự rủi ro, cùng phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các thế mạnh của các cổ đông.
- Với mô hình này, công ty mẹ chắc chắn sẽ quản lý các công ty con một cách thường xuyên, sâu sát hơn. Thông qua người đại diện của mình tại các công ty con, công ty mẹ có thể nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh tại đây. Bằng sự chỉ đạo của tập thể đứng đằng sau người đại diện công ty mẹ tại công ty con, các đại diện công ty con có nhiều khả năng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của công ty con.
- Mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép một doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách thành lập công ty con mới trong điều kiện vừa có thể kiểm soát được doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, vừa không bị các nhà đầu tư chi phối đối với doanh nghiệp cũ.
- Mô hình công ty mẹ – công ty con sẽ phát huy được tính tự chủ sáng tạo của từng thành viên trong tập đoàn từ công ty mẹ đến các công ty con, hạn chế được sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong tập đoàn, do đó tạo ra sức mạnh của tập đoàn.
- Do có khả năng tập trung vốn lớn tạo điều kiện để đáp ứng nhanh thị trường trong nước cũng như quốc tế, tạo cơ hội cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế trong khu vực và thế giới
Nhược điểm của mô hình công ty mẹ – con
- Mô hình tổ hợp công ty mẹ – công ty con có một số ưu điểm như trên. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình này cũng có một số hạn chế. Cụ thể:
- Tập đoàn có thể trở thành nhà đầu tư độc quyền, dễ gây nên hiện tượng lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh chung.
- Do tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các công ty con cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập đoàn.
- Việc quan tâm hơn tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đến nghiêm cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật có thể dẫn tới nguy cơ mất việc làm của người lao động.
- Công ty con có thể bị phụ thuộc vào công ty mẹ, do đó khó theo đuổi mục đích khác của tập đoàn
- Nhược điểm Do tập trung vốn và nguồn lực lớn nên dễ dẫn tới tình trạng độc quyền kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Các công ty mẹ nắm giữ phần lớn cổ phần của các công ty con nên nếu gặp sự cố sẽ kéo theo sự phá sản tại các công ty con đó, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
- Tuy nhiên, công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định đối với công ty con (phần vốn góp của công ty mẹ trong công ty con); Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con; Công ty mẹ có quyền chi phối các quyết định của công ty con bằng nhiều hình thức.
Thủ tục thành lập công ty con
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Ngay sau khi tiếp nhận đủ thông tin và tư vấn các vấn đề liên quan đến tên công ty, trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh dự kiến của công ty, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty. Trên cơ sở các thông tin Quý khách hàng cung cấp, công ty luật Mai Sơn soạn thảo hồ sơ thành lập công ty để chuyển Quý khách hàng trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin của khách hàng.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty: Theo quy định Luật doanh nghiệp 2020, Chương IV Nghị định số 01/20121 về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình kinh doanh.
Tùy thuộc vào loại hình công ty khách hàng mong muốn thành lập: công ty TNHH, công ty cổ phần, hoặc loại hình doanh nghiệp khác, Luật Mai Sơn sẽ soạn thảo hồ sơ tương ứng, thông thường hồ sơ thành lập công ty gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
- Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
- Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
- Quyết định góp vốn, Văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
- Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt (Công ty Luật Mai Sơn sẽ tư vấn để Quý khách hàng chuẩn bị theo quy định của pháp luật);
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Công ty Luật Mai Sơn thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tại Bước 1, Công ty Luật Mai Sơn tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Khác với trước đây, thủ tục nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện song song với thủ tục nộp hồ sơ thành lập công ty.
- Do đó, ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Thời gian hoàn thành: 03 – 05 ngày làm việc.
Bước 3: Khắc con dấu công ty
- Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty, Luật Mai Sơn sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
- Thời gian thực hiện: 01 ngày.
- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây. Đây cũng là một điểm rất mới của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng cũng là điểm lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong vấn đề tự quản lý và sử dụng dấu của doanh nghiệp không có sự giám sát từ phía cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến con dấu.
Công ty luật Mai Sơn cam kết từ 04 đến 06 ngày làm việc sẽ hoàn thành tất cả các bước thủ tục thành lập công ty nêu trên. Thời gian thực hiện dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp được ghi nhận tại hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa hai bên.