Tra cứu tình trạng sử dụng nhãn hiệu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hoạt động thương mại hiện nay, nhãn hiệu không chỉ là công cụ tiếp thị hữu ích của các doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp khẳng định được uy tín đối với khách hàng, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Bài viết dưới đây, Luật Mai Sơn sẽ hướng dẫn quý khách hàng cách tra cứu tình trạng sử dụng nhãn hiệu.
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.
- Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu là gì?
Căn cứ Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, tồn tại dưới dạng nhìn thấy được hoặc âm thanh.
Tại sao phải tra cứu tình trạng sử dụng nhãn hiệu?
Mục đích của dịch vụ tra cứu tình trạng sử dụng nhãn hiệu là xem xét, đánh giá nhãn hiệu đó đã được sử dụng, được đăng ký bảo hộ chưa, đăng ký ở những nhóm nào theo danh mục hàng hóa Ni- xơ để nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đó trong thực tiễn.
Thứ nhất, hàng năm, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu để làm sao không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là không hề đơn giản.
Thứ hai, thời gian để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hiện nay bị đẩy lùi khá lâu. Do đó, việc tiến hành tra cứu, chủ đơn không chỉ tiết kiệm được về mặt tài chính mà còn tiết kiệm được cả về cả thời gian (dự kiến thời gian đăng ký 24 – 36 tháng).
Thứ tư, mặc dù việc tra cứu nhãn hiệu là thủ tục không bắt buộc nhưng để đảm bảo khả năng đăng ký thành công, trước khi nộp đơn, khách hàng vẫn nên tiến hành thủ tục tra cứu. Việc tra cứu sơ bộ không mất phí, thời gian tra cứu từ 01 – 02 ngày làm việc, Quý khách có thể biết được khả năng đăng ký nhãn hiệu của mình. Kết quả tra cứu không chính thức dự đoán được 80-90% khả năng đăng ký của nhãn hiệu.
Ý nghĩa của việc tra cứu
- Tránh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng nhãn hiệu đã được bảo hộ của chủ thể khác
- Đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu của chủ sở hữu.
- Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu, soạn thảo hồ sơ nếu thông qua tra cứu biết được nhãn hiệu đã được đăng ký
- Lựa chọn nhãn hiệu công ty đã được đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu đang còn hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu đó.
Cách tra cứu tình trạng sử dụng nhãn hiệu
Tra cứu sẽ có hai hình thức tra cứu: tra cứu sơ bộ hoặc tra cứu chuyên sâu. Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp và mục đích tra cứu mà lựa chọn loại hình tra cứu phù hợp.
Tra cứu sơ bộ
Bước 1: Truy cập vào một trong các địa chỉ tra cứu sau:
- Trang tra cứu nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO): https://www.wipo.int/romarin
Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm.
- Để hoạt động tra cứu được hiệu quả hơn, quý khách hàng cần thêm một vài công cụ tìm kiếm nâng cao như: Công cụ cho phép Người dùng có kỹ năng tìm kiếm thông tin về đối tượng cần tra cứu theo các trường, từ khoá lựa chọn với các toán tử khác nhau (và; hoặc; và không; hoặc không) hoặc các ký tự (*; ?)
- Lưu ý: đối với hoạt động tra cứu nâng cao trên sẽ không áp dụng được ở trang tra cứu nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu nhãn hiệu chứa hình).
Khi đăng ký nhãn hiệu dưới dạng hình, thì cần phải phân loại theo 29 lớp theo quy định của bảng phân loại Vienna 07. Các lớp phân loại hình được phân ra các nhóm và phân nhóm cho các loại hình khác nhau. Chủ nhãn hiệu phải thực hiện phân loại hình cụ thể theo: Lớp, nhóm, phân nhóm trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu.
Bảng phân loại các lớp theo Thỏa ước Vienna
LỚP 1 | Thiên thể, các hiện tượng tự nhiên, các bản đồ địa lý |
LỚP 2 | Người |
LỚP 3 | Động vật |
LỚP 4 | Những nhân vật siêu nhiên, thần thoại, tưởng tượng hoặc không có khả năng nhận diện |
LỚP 5 | Thực vật |
LỚP 6 | Phong cảnh |
LỚP 7 | Công trình xây dựng, kết cấu để quảng cáo, cổng hoặc thanh chắn |
LỚP 8 | Thực phẩm |
LỚP 9 | Hàng dệt, quần áo, vật liệu may, đồ để đội, đồ đi chân |
LỚP 10 | Thuốc lá, vật dụng cho người hút thuốc, diêm, đồ dùng du lịch, quạt, đồ trang điểm |
LỚP 11 | Dụng cụ nội trợ |
LỚP 12 | Đồ nội thất, thiết bị vệ sinh |
LỚP 13 | Thiết bị chiếu sáng, đài điện tử không dây, thiết bị đốt nóng, thiết bị nấu ăn hay làm lạnh, máy giặt, thiết bị sấy |
LỚP 14 | Đồ sắt, công cụ, thang |
LỚP 15 | Máy, động cơ, dụng cụ |
LỚP 16 | Thiết bị viễn thông, ghi hoặc sao chép, máy tính, máy ảnh, máy quay phim, thiết bị quang học |
LỚP 17 | Dụng cụ đo thời gian, đồ trang sức, cân và đo |
LỚP 18 | Phương tiện vận chuyển, thiết bị cho động vật |
LỚP 19 | Đồ đựng và bao gói, sự thể hiện của các sản phẩm tạp hóa |
LỚP 20 | Chất liệu để viết, vẽ hoặc sơn, đồ dùng văn phòng, văn phòng phẩm và sách vở |
LỚP 21 | Trò chơi, đồ chơi, đồ thể thao, vòng ngựa gỗ |
LỚP 22 | Nhạc cụ và các phụ kiện của chúng, phụ tùng âm nhạc, chuông, tranh, tác phẩm điều khắc |
LỚP 23 | Vũ khí, đạn dược, binh giáp |
LỚP 24 | Huy hiệu, đồng tiền, biểu trưng, biểu tượng |
LỚP 25 | Các kiểu trang trí, các bề mặt hay phông nền có trang trí |
LỚP 26 | Các hình hình học và hình khối |
LỚP 27 | Các dạng chữ viết, số |
LỚP 28 | Câu viết bằng các ký tự khác nhau |
LỚP 29 | Màu sắc |
Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ.
- Khi thực hiện hoạt động tra cứu, quý khách hàng cần hiểu rõ công ty mình kinh doanh loại hàng hóa nào, tên sản phẩm/dịch vụ của hàng hóa đó.
- Sau đó, thực hiện tra cứu loại sản phẩm/dịch vụ đó trên bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ Nice.
- Kết quả nhận được là sản phẩm/dịch vụ công ty đang kinh doanh thuộc nhóm nào trong bảng phân loại quốc tế Nice để nhập vào ô tra cứu.
Tra cứu chuyên sâu
Chính bởi hình thức tra cứu sơ bộ chưa thể chính xác 100% nên doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tra cứu chuyên sâu. Có thể hiểu, tra cứu chuyên sâu là hình thức tra cứu do người có chuyên môn hoạt động ở các cơ quan có thẩm quyền trong việc thẩm định/cấp văn bằng bảo hộ thực hiện.
Đối với những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt thì doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức tra cứu chuyên sâu thông qua các Công ty Luật.
- Bước 1: Gửi mẫu nhãn hiệu cần tra cứu đến Luật Mai Sơn.
- Bước 2: Luật Mai Sơn sẽ gửi lại thông tin cho quý công ty trong vòng từ 3 – 5 ngày kết quả tra cứu.
Trường hợp phát hiện nhãn hiệu đã đăng ký nhưng không được sử dụng hoặc sử dụng sai cách thì xử lý như thế nào?
Trên thực tế có rất nhiều nhãn hiệu đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ (hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu). Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ sở hữu nhãn hiệu không tiếp tục sử dụng nhãn hiệu hoặc sử dụng không đúng với các nội dung đã đăng ký. Tình trạng này xảy ra tương đối nhiều, đặc biệt là các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, có chỉ định đăng ký đơn vào Việt Nam. Điều này trực tiếp gây ảnh hưởng bất lợi đến các chủ thể muốn đăng ký nhãn hiệu giống hoặc tương tự để phát triển thương hiệu tại Việt Nam.
Để xử lý tình trạng trên, căn cứ quy định tại Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ thì một trong những căn cứ để đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là chứng minh được: “Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực”.
Do vậy, trường hợp phát hiện ra, và để bảo đảm quyền đăng ký nhãn hiệu tương tự được nộp sau, các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của nhãn hiệu tương ứng. Thủ tục này cần có bằng chứng cụ thể, vui lòng liên hệ Luật Mai Sơn để được hỗ trợ chi tiết. Nếu không thực hiện, nhãn hiệu tương tự có thể sẽ bị từ chối kể cả khi nhãn hiệu đối chứng trước đó không được sử dụng 5 năm liên tiếp, đã hết hiệu lực miễn là tính từ thời điểm hết hiệu lực vẫn chưa quá 5 năm.
Thực hiện thủ tục Đề nghị chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Luật Mai Sơn là một tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ. Luật Mai Sơn sẽ đại diện quý khách hàng (thông qua hợp đồng uỷ quyền) để thu tập tài liệu, soạn hồ sơ, nộp hồ sơ và phúc đáp các công văn của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Thành phần hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
- Tờ khai (02 tờ theo mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP);
- Chứng cứ (nếu có);
- Giấy uỷ quyền (Theo mẫu của Luật Mai Sơn);
- Bản giải trình lý do yêu cầu chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt) và các tài liệu liên quan khác;;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ
Cơ quan tiếp nhận: Cục Sở hữu trí tuệ
Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu Luật Mai Sơn
- Công ty luật Mai Sơn hỗ trợ chủ đơn tra cứu sơ bộ nhãn hiệu miễn phí.
- Tư vấn các điều kiện đăng ký, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
- Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu.
- Xử lý vi phạm nhãn hiệu.
- Phúc đáp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
- Khiếu nại các vấn đề liên quan đến xác lập, bảo vệ quyền nhãn hiệu.
Đại diện sở hữu công nghiệp – Công ty luật Mai Sơn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ liên quan đến đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu, tra cứu nhãn hiệu để hỗ trợ Quý khách, vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất.