ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM MÁY TẬP THỂ THAO

Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm máy tập thể thao

Trong bối cảnh ngày mọi người có nhu cầu quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình. Máy tập thể thao trở nên được ưu chuộm. Vậy các cơ sở sản xuất máy tập thể tháo có cần đăng ký nhãn hiệu khi kinh doanh không? Nếu đăng ký thì phải thực hiện các công việc gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách một vài thông tin về việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm máy tập thể thao.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, và quản lý giống cây trồng.
  • Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (trade mark) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.

Theo quy định của pháp luật thì chỉ có “nhãn hiệu” mới là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, còn “ thương hiệu” được tạo nên qua quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp, giúp khẳng định sức cạnh tranh và giá trị của mình trên thị trường.

Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm là thủ tục xác lập quyền cho nhãn hiệu của các sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất nhằm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu thì đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm được phân nhóm từ nhóm 01 đến nhóm 34.

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu sản phẩm máy tập thể thao

Theo bảng phân loại Nice hiện hành thì máy tập thể thao có thể thuộc vào các nhóm sau:

Nhóm 28

Máy tập thể dục ngoài trời và trong nhà; đồ chơi trẻ em ngoài trời; dụng cụ thể thao bộ môn: bóng đá; bóng rổ.

Nhóm 35

Mua bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm máy tập thể thao.

Các loại nhãn hiệu sản phẩm máy tập thể thao uy tín ở Việt Nam

Thương hiệu Haruko

Nhắc đến các thương hiệu máy tập gym hàng đầu thì không thể bỏ qua Haruko. Đây là thương hiệu đến từ Việt Nam đã quen thuộc với rất nhiều gymer trong thời gian qua. Điều này cũng đã khẳng định được chất lượng của các sản phẩm đến từ thương hiệu này.

Haruko chuyên cung cấp các thiết bị tập luyện đa dạng về nhiều bộ phận khác nhau như máy chạy bộ, xe đạp tập, máy tập gym các nhóm cơ, máy tập bụng và nhiều dụng cụ tập khác nhau. Hiện nay, Haruko có 4 showroom chính ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và đội ngũ kỹ thuật giao hàng lắp đặt tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Bên cạnh tất cả chất lượng sản phẩm đều được kiểm định kỹ càng đạt chuẩn chất lượng trước khi ra mắt với khách hàng.

Thương hiệu thiết bị Spirit

Spirit là thương hiệu thiết bị thể thao quốc tế đầu tiên đến từ Châu Âu, được ra đời vào năm 1983, với mục tiêu cung cấp cho khách hàng những thiết bị tập thể thao chất lượng tốt nhất để giúp họ đạt được mục tiêu trong việc tập luyện và rèn luyện sức khỏe. Đây cũng là mục tiêu mà thương hiệu Spirit tiếp tục thiết kế và phát triển trên mọi thiết bị cho đến nay.

Spirit là công ty chuyên cung cấp các thiết bị tập thể thao chất lượng cao, có thể sử dụng lâu dài trong kinh doanh phòng gym và gia đình.

Thương hiệu Life Fitness

Life Fitness là một trong những nhà sản xuất thiết bị thể dục chất lượng cao nổi tiếng thế giới. Được thành lập vào năm 1977, công ty sản xuất mọi thứ từ giá đỡ, máy cáp, máy tập cardio. Life Fitness định vị khách hàng của mình ở phân khúc tầm trung. Sản phẩm của hãng đa số là xe đạp thể dục và máy chạy bộ. Tuy nhiên, so với các thương hiệu cao cấp như Haruko, Life Fitness hầu như chỉ mua lại các thương hiệu. Ở Việt Nam, các dòng máy tập mang thương hiệu Life sẽ thấy nhiều ở trung tâm tập gym.

Nhãn hiệu công ty cổ phần đầu tư ATIS

Nhãn hiệu đăng ký: ATIS

Số đơn đăng ký nhãn hiệu: 4-2022-32953

Ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 12/08/2022

Ngày chấp nhận đơn hợp lệ: 25/11/2022

Nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký:

Nhóm 28: Máy tập thể dục ngoài trời và trong nhà; đồ chơi trẻ em ngoài trời; dụng cụ thể thao bộ môn: bóng đá; bóng rổ.

Hồ sơ đăng ký sản phẩm nhãn hiệu máy tập thể thao

Để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu người nộp đơn cần chuẩn bị và hoàn thiện các hồ sơ sau:

Tên giấy tờ Số lượng
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). Bản chính: 0 – Bản sao: 1
Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện) Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Tờ khai theo Mẫu số 08 Nghị định 65/2023/NĐ-CP Bản chính: 2 – Bản sao: 0
Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên Bản chính: 1 – Bản sao: 0

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ống thép

Để nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền, thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện thông qua các bước cụ thể là:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

 Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn.

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

  • Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ Công ty luật Mai Sơn để được hỗ trợ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.