Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao mẫu B1-DNCNC mới nhất hiện nay? Tải về biểu mẫu ở đâu?
Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao mẫu B1-DNCNC mới nhất hiện nay? Tải về biểu mẫu ở đâu?
Hiện nay, Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao (Biểu B1-DNCNC quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 32/2011/TT – BKHCN, được thay thể bằng biểu mẫu B1-DNCNC tại Phụ lục I ban hành kèm theo.Thông tư 15/2023/TT – BKHCN
Như vậy, mẫu Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao (Biểu B1-DNCNC được quy định tại Thông tư mới như sau:
Tải về mẫu Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao mới nhất 2023
Lưu ý: Việc công nhận doanh nghiệp công nghệ cao được thực hiện dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định tại Điều 5, Quyết định 55/2010/QĐ – TTG cụ thể:
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
1. Việc công nhận doanh nghiệp công nghệ cao được thực hiện dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ được lập thành 02 bộ, trong đó có 01 một bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ phô tô, bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao theo mẫu quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
c) Bản thuyết minh doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Công nghệ cao.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.
4. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Khoa học và Công nghệ phải có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cuộc họp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan để làm rõ những vấn đề nêu trong hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
6. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
7. Mẫu Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tổ chức khoa học và công nghệ hợp tác với cá nhân thành lập doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như thế nào?
Tổ chức khoa học và công nghệ hợp tác với cá nhân thành lập doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ được quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật công nghệ cao 2008 như sau:
Khuyến khích thành lập doanh nghiệp công nghệ cao
1. Tổ chức khoa học và công nghệ, giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên được thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác thành lập doanh nghiệp công nghệ cao.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ thành lập hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác thành lập doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao;
b) Góp một phần tài sản nhà nước của tổ chức khoa học và công nghệ công lập để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao;
c) Các ưu đãi áp dụng đối với doanh nghiệp công nghệ cao.
3. Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, tổ chức khoa học và công nghệ hợp tác với cá nhân thành lập doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
– Giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao;
– Góp một phần tài sản nhà nước của tổ chức khoa học và công nghệ công lập để thành lập doanh nghiệp công nghệ cao;
– Các ưu đãi áp dụng đối với doanh nghiệp công nghệ cao.
Lưu ý: Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên, nghiên cứu viên, sinh viên thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp công nghệ cao là gì?
Doanh nghiệp công nghệ cao được giải thích theo khoản 4 Điều 3 Luật công nghệ cao 2008 như sau:
Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
Như vậy, doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.